Đào tạo

Cùng tham gia lớp hợp xướng với nghệ sĩ Kiều Thẩm và VNOB

Hợp xướng là đỉnh cao của nghệ thuật hát phối hợp (hát bè), thường quy tụ một số lượng lớn người tham gia biểu diễn. Đây là một loại hình thanh nhạc gồm nhiều bè sẽ giúp bạn nhận ra giọng mình ở bè nào để chọn bài hát phù hợp, khi làm việc nhóm sẽ khiến bạn có khả năng tập trung cao độ và nâng cao tính kỷ luật hơn.

Hợp xướng có loại có dàn nhạc đệm, có loại không có dàn nhạc đệm. Một đội hợp xướng thường đông người, từ một vài chục đến hàng trăm người. Những tác phẩm âm nhạc soạn cho hợp xướng thường có những đặc điểm riêng, khác với ca khúc bình thường. Tuy nhiên cũng có những ca khúc được biên soạn lại để biểu diễn bằng một dàn hợp xướng. Có những bản đại hợp xướng được sáng tác hết sức công phu, phải mất rất nhiều thời gian dàn dựng để biểu diễn với một quy mô lớn.

Lớp Hợp xướng cơ bản giúp tránh khỏi việc hát sai nhạc, sai tone, lệch nhịp, rát họng, hụt hơi; luyện thanh mở rộng âm vực giọng; tăng khả năng cảm thụ âm nhạc. Bên cạnh đó, hợp xướng cơ bản giúp xử lý ca khúc có kỹ thuật khẩu hình, cao độ, tiết tấu, truyền cảm; Có kỹ thuật lấy hơi, nén giữ, điều tiết và xử lý hơi thở; Tập luyện các kỹ thuật ngân giọng, rung giọng các quãng dài ngắn khác nhau; Xác định quãng giọng giúp học viên lựa chọn đúng bài hát phù hợp.

Để giúp công chúng hiểu rõ hơn và đến gần hơn với hợp xướng cũng như phần nào giải tỏa áp lực công việc bằng thanh nhạc, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam mở lớp hợp xướng cơ bản, dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ Kiều Thẩm.

Nguyễn Kiều Thẩm là một nghệ sĩ, giáo viên hợp xướng với hơn 20 năm tuổi nghề cùng rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và đào tạo.Hiện anh cũng đang giảng dạy hợp xướng tại nhiều trung tâm nghệ thuật như trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Hà Nội, Trung tâm đào tạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Nghệ sĩ Kiều Thẩm làm việc tại VNOB từ năm 1999 đến nay. Anh từng tốt nghiệp khoa thanh nhạc, chỉ huy hợp xướng tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Kiều Thẩm từng đóng vai chính (soloist) trong nhiều vở nhạc kịch nổi tiếng như Cosi fan tutte, Cô Sao, Giao hưởng số 9, Carmen, Chiếu dời đô, Kiều…

Lớp Hợp xướng khóa 1:  từ 7 tuổi trở lên

Tuần 2 buổi: 19.30 – 20.30 thứ 5; 10.30 – 11.30 chủ nhật

Khóa 24 buổi dự kiến khai giảng 5/5/2019

Học phí: 2.400.000Đ/khóa

Nhân dịp 60 năm ngày thành lập Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam – VNOB (1959-2019), Nhà hát đưa ra chương trình khuyến mại cho 60 suất học hợp xướng, trong đó giảm 40% học phí. Như vậy, học viên chỉ phải đóng 60% học phí (2.400.000Đ – 960.000 (40%) = 1.440.000Đ

Đặc biệt, các học viên sẽ được học trong phòng tập chuyên nghiệp, có người đệm đàn piano mỗi buổi học. Ngoài ra, học viên còn được Biên đạo hướng dẫn về tác phong biểu diễn cho buổi báo cáo cuối khóa học.

Học Dance Sport cùng Kiện tướng Diễm Quỳnh

Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) chiêu sinh lớp học Dance Sport cùng Kiện tướng Khiêu vũ thể thao, đồng thời hiện là ngôi sao ballet của Nhà hát – Diễm Quỳnh. Khóa Dancesport cơ bản gồm 24 buổi cam kết học viên nắm vững kiến thức cơ bản 5 điệu nhảy:

3 điệu Latin: Các điệu nhảy Latin American có xuất xứ từ các nước châu Mỹ latin và vùng Caribbean sử dụng kỹ thuật lắc hôngtrên nền nhạc ở nhịp 4/4.Trang phục được thiết kế với màu sắc sặc sỡ của các bộ tộc châu Mỹ.

Chacha xuất hiện đầu tiên ở Châu Mỹ và rồi du nhập vào Châu Âu cùng lúc với Mambo. Thể hiện rõ sự táo bạo, sống động tự nhiên; cặp nhảy chuyển động đối ngược nhau, chú trọng phần lắc hông theo nhịp 4/4, phách mạnh là phách đầu tiên của mỗi nhịp.

Rumba xuất xứ từ rất nhiều các điệu nhảy khác nhau như Afro-Cuban, Son, Son-Montuno, Danson, Daaanzon, Guarira, Mambo,Conga, Guaracha, Nanigo… Rumba hình thành chủ yếu ở Cuba nhưng cũng có những điệu nhảy tương tự được phát triển ở các hòn đảo vùng Caribean khác và ở Nam Mỹ nói chung. Đa sắc thái từ tình tứ, say mê, trêu chọc rồi trốn tránh với chuyển động tại chỗ, trượt ngang, liên tục có điểm dừng trên nhịp 4/4. Đặc trưng phách thứ nhất của mỗi nhịp là phách mạnh nhưng trọng tâm di chuyển từ phách 4 của nhịp trước. 27 nhịp trên 1 phút theo tiêu chuẩn IDSF.

Samba có nguồn gốc từ Châu Phi và được những người nô lệ làm việc ở các đồn điền trồng mía mang đến Bahia một vùng đất phía bắc Brasil. Điệu nhảy phô diễn sự hào hứng với các chuyển động zích zắc, tiến thẳng và quay tròn trong nhịp 2/4. Tiết tấu nhanh 50 nhịp /phút; phách mạnh có thể ở các phách khác nhau có tính ngẫu hứng cao.

1 điệu cổ điển Ballroom/Standard: có nguồn gốc từ chữ Ballare của Latin có nghĩa là “khiêu vũ” (to dance). Hầu hết các điệu nhảy cổ điển đều có xuất xứ từ châu Âu, thường được tổ chức trong các buổi lễ tiệc hoàng gia cho tầng lớp quí tộc.

  • Phần thân trên luôn ở tư thế thẳng.
  • Tư thế của nam nữ luôn gần nhau trong suốt quá trình thi đấu.
  • Các động tác nổi bật (highlight) thường được thực hiện tại các góc hoặc giữa sàn nhảy.
  • Các bước xoay, mở (open) tạo dáng đặc trưng.

Slow Waltz: Được hình thành ở Anh vào năm 1910. Đây là điệu nhảy được hình thành từ 2 điệu Landler và Boston. Tình cảm trữ tình với chuyển động mềm mại và trôi đều trên nền nhạc 3/4 là đặc trưng rõ nét của slow waltz.

1 điệu khiêu vũ giao tiếp (Social dance):

Bachata ra đời tại những khu nhà ổ chuột của nước cộng hòa Dominica trong những năm 1960 đến 1970. Từ năm 1992, khi Juan Luis Guerra giành được một giải Grammy cho Album “Bachata Rosa” thì Bachata đã chính thức được công nhận trên bình diện quốc tế như một loại nhạc khiêu vũ Latin giao tiếp và là một trong những loại nhạc được sử dụng trong các câu lạc bộ Salsa. Như với tất cả những vũ điệu Latin khác, phần khó nhất của điệu Bachata chính là những chuyển động cách điệu của phần thân. Âm nhạc 3 nhịp “nghỉ” 1, mềm đầu gối ra và nhớ chuyển động hông của bạn nhé.

Học sinh trường Thực nghiệm đến giao lưu với VNOB về Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên

Nằm trong khuôn khổ đưa học sinh tiếp cận với nghệ thuật hàn lâm, vừa qua, nhân dịp Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB)  xây dựng vở ballet Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên phiên bản 2018, trường Tiểu học Thực nghiệm đã đưa 120 em học sinh thuộc khối lớp 4 của trường đến thăm quan, giao lưu và trực tiếp xem cách dàn dựng một vở diễn như thế nào.

Đạo diễn – biên đạo múa Lưu Thu Lan giới thiệu về vở ballet Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên với học sinh trường tiểu học thực nghiệm

Các em đã có cơ hội nhìn nhận một cách thực tế và rõ rang về các loại nhạc cụ được sử dụng trong một dàn nhạc giao hưởng, cách động tác múa ballet cũng như cách ghép chương trình như thế nào. Cũng trong chương trình giao lưu này, đạo diễn – biên đạo múa Lưu Thu Lan và nhạc trưởng Đồng Quang Vinh đã giới thiệu cho các em một cách tổng quan về vở ballet kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên.

Một tiết mục trong vở diễn

Trao đổi với VNOB, cô giáo Nguyễn Bạch Yến, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học thực nghiệm, cho biết: “Chúng tôi rất muốn phối hợp với VNOB để thực hiện các chương trình ngoại khóa, trải nghiệm nhằm đưa đến cho các cháu những cảm nhận về nghệ thuật hàn lâm và hướng nghiệp từ nhỏ. Với những môn nghệ thuật như ballet, các cháu phải tập từ rất nhỏ mới có thể đạt được thành công. Vì vậy, những đợt trải nghiệm như thế này sẽ giúp hình thành nhân cách và hướng nghiệp sớm cho các cháu”.

Dàn nhạc đang ghép với chương trình

Lần đầu tiên được đến với ballet một cách thực sự, nhiều học sinh đã không khỏi ngỡ ngàng và phần đông rất thích thú với các vai diễn cũng như vũ điệu điêu luyện của các nghệ sĩ. Cháu Trần Trang Linh, lớp 4C, cho biết: “Cháu chưa bao giờ được đi xem múa ballet như thế này. Cháu thích lắm và rất khâm phục các cô chú diễn viên. Cháu cũng mơ ước sau này mình được như vậy”.Còn cháu Đào Phương Anh, học sinh lớp 4C, lại tỏ ra rất hào hứng với âm nhạc: “Cháu rất muốn tìm hiểu về các loại nhạc cụ ở đây và nhất là cách chỉ huy dàn nhạc của chú Đồng Quang Vinh. Cháu sẽ nói với bố mẹ cho cháu đi xem các vở ballet và nghe nhạc giao hưởng sau này”.

Các học sinh đang chăm chú xem chương trình

Dự kiến, VNOB và trường Tiểu học Thực nghiệm sẽ có kế hoạch làm tiếp những chương trình giao lưu và trải nghiệm tương tự. Nếu mô hình này thành công, VNOB sẽ hướng đến việc đưa nghệ thuật hàn lâm đến với các trường học.

Tuyết Hoa

NGHỆ SĨ MÚA TRẦN LY LY | INCREDIBLE TEACHERS CAMPAIGN

Mở đầu cho những nhân vật đặc biệt mà La Phạm mời xuất hiện trong dự án Incredible Teachers là nghệ sĩ múa Trần Ly Ly.

Vừa là nghệ sĩ, lại là cô giáo hiểu rõ nghề nghiệp và sự phát triển của các tài năng nghệ thuật, Trần Ly Ly đã chỉ dẫn nhiều thế hệ học trò yêu nghề múa và luôn tận tuỵ cống hiến cho vẻ đẹp của nghề này.

Hơn ai hết, Trần Ly Ly, người sinh ra từ múa và đang hạnh phúc với nghề múa và học trò của mình, chia sẻ với dự án #IncreadibleTeachers về cách cô nhìn những người học trò, những tài năng sau cá tính mạnh mẽ và đôi khi không dễ dạy dỗ.

#tranlyly #incredibleteachers

GIỚI THIỆU CHIẾN DỊCH INCREDIBLE TEACHERS

Đôi khi những người thầy vĩ đại nhất là ở trong lòng ta, mà không cần tới một sự vinh danh nào cả. Họ có thể là bất kỳ ai đã từng xuất hiện trong đời ta: những người mẹ, người cha, những người bạn, người đồng nghiệp hay người hướng dẫn. Họ âm thầm, lặng lẽ đồng hành cùng ta qua những chặng đường thử thách.

“Icredible Teachers” là chiến dịch với các nhân vật và sứ mệnh lan tỏa những câu chuyện giá trị và nhân văn về “người thầy” trong cuộc sống (không quan trọng tuổi tác/học vấn/bằng cấp miễn là họ đã mang tới những bài học quan trọng).

Chiến dịch được đồng thực hiện bởi La Phạm, Fashionnet, Young Hit Young Beat.

VNOB phối hợp với Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương hoàn tất khóa thực tập cho sinh viên năm thứ 4 khoa thanh nhạc

Nằm trong kế hoạch hợp tác giữa Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam – VNOB và Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, kỳ thực tập kéo dài 20 ngày của sinh viên năm thứ 4 khoa thanh nhạc tại Nhà hát đã thành công tốt đẹp. Đêm 3-11 vừa qua, tại sân khấu VNOB đã diễn ra chương trình báo cáo thực tập.

Với trích đoạn các tác phẩm nổi tiếng như Carmen, Habanera, Escamillo, một số bài hát của Nga được thực hiện theo tốp ca, tam ca, đơn ca… các sinh viên, được sự hướng dẫn tận tình của các nghệ sị VNOB như Kiều Thẩm, Đoàn Đức, Nguyễn Mạnh Dũng, Lê Thị Vành Khuyên,… đã biểu diễn rất thành công và tạo được ấn tượng tốt với khán giả.

Chia sẻ cảm xúc của mình, bạn Nguyễn Ngọc Ánh, sinh viên khóa K3, nói: “Chúng em là khoá đầu tiên của khoa thanh nhạc được diễn Opera trong kỳ thực tập nghề nghiệp nên lo lắng rất nhiều nhưng cũng rất vinh dự vì đã được đứng trên sân khấu biểu diễn các trích đoạn nổi tiểng mà k phải ai cũng được làm. Để có được thành công như vậy chúng em xin cảm ơn các cô giảng viên của khoa thanh nhạc trường ĐHSPNTTW & các thầy cô bên Nhà Hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã dìu dắt, tận tình chỉ bảo hướng dẫn và lo lắng cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua để chúng em có được kết quả tốt như đêm diễn ngày hôm qua”.

Dưới đây là một số hình ảnh của đêm diễn báo cáo.

Tuyết Hoa

Chương trình đào tạo ngắn hạn

chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn