Tag: Tran Ly Ly

VNOB có 10 NSND, NSƯT được vinh danh trong 2024

Sáng 6/3, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú lần thứ 10.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương cùng các nghệ sỹ và thân nhân gia đình nghệ sỹ được trao tặng danh hiệu đợt này.

Chủ tịch nước ghi nhận, đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo của các thế hệ nghệ sỹ. Đảng, Nhà nước, nhân dân đã có nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh các nghệ sỹ. Danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú” là danh hiệu vinh dự, cao quý của Đảng, Nhà nước dành tặng những cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp và gắn bó lâu dài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; có trí tuệ và phẩm giá, hết lòng, hết sức, tận tụy phục vụ nhân dân, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng; được công chúng đón nhận, yêu thích, mến mộ.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, các Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú thực sự là “vốn quý của đất nước”, dù ở lứa tuổi nào, thành phần dân tộc nào cũng đều đã đóng góp quý báu cho nền văn hóa Việt Nam, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước.

Nhà hát Nhạc, Vũ kịch Việt Nam rất vinh dự có 2 NSND được phong tặng trong đợt này là cố NSND Lê Gia Hội và NSND Hà Mạnh Chung. Bên cạnh đó, có 8 nghệ sỹ được vinh danh NSƯT bao gồm ông Phan Mạnh Đức (Giám đốc Nhà hát), ông Nguyễn Huy Đức (Trưởng đoàn Ca kịch), bà Bùi Thị Minh Hoa (Phó đoàn Nhạc kịch), bà Nguyễn Hoàng Anh (đoàn Nhạc kịch), ông Nguyễn Văn Nam và bà Phạm Thu Hằng (đoàn Vũ kịch), ông Ngô Thanh Sơn và ông Vũ Tuấn Anh (Phòng TCBD).

Tuyết Hoa

NSND Hà Mạnh Chung và NSƯT Phan Mạnh Đức, Giám đốc VNOB
NSND Trần Ly Ly, Q.Cục trưởng Cục NTBD và NSƯT Phan Mạnh Đức, Giám đốc VNOB
NSƯT Lê Tuấn Anh, Phó Giám đốc VNOB chúc mừng NSƯT Nguyễn Huy Đức
NSƯT Bùi Minh Hoa, Phó đoàn Nhạc kịch (phải)
NSƯT Nguyễn Hoàng Anh
NSƯT Văn Nam (phải) nhận hoa chúc mừng của nhạc sỹ Đỗ Hoàng Phương, Phó Giám đốc VNOB
NSƯT Phạm Thu Hằng (phải)
NSƯT Ngô Thanh Sơn (phải)
NSƯT Vũ Tuấn Anh (phải)

NSƯT Trần Ly Ly đạo diễn ‘Hà Nội, ngày… tháng… năm’

Nhận lời mời của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, NSƯT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, đã trở thành tổng đạo diễn kiêm biên đạo múa của chương trình biểu diễn nghệ thuật mang tên “ Hà Nội, ngày…. tháng …. năm” vừa diễn ra rất thành công tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô.

“Hà Nội, ngày… tháng… năm” tái hiện những thanh xuân đẹp đẽ, những tình tự về Hà Nội. Chương trình mang hơi hướm nhạc kịch với sự đan xen giữa âm nhạc, múa và hoạt cảnh, mang hơi hướm nhạc kịch broadway, với tổng thể nhiều tiết mục trình diễn kết nối với nhau bằng một câu chuyện mạch lạc về Hà Nội.

Một cảnh trong chương trình

Thông qua câu chuyện tình yêu của một đôi bạn trẻ xuyên suốt tác phẩm, Hà Nội, ngày… tháng… năm… Những thanh xuân rực rỡ đã phác thảo một Hà Nội xưa cũ thanh lịch, một Hà Nội đổ nát bởi chiến tranh, một Hà Nội mạnh mẽ đứng dậy, và một Hà Nội trẻ trung, phát triển mạnh mẽ của hôm nay. 80% ca khúc trong chương trình là những ca khúc mới sáng tác như: Khúc tráng ca Hà Nội, Cuộc đời tôi, Lá thư viết vội, Hà Nội, ngày… tháng… năm, Giấc mơ tôi

Trong tình trạng đại đa số các đơn vị dàn dựng chương trình dự thi theo cách cũ kỹ, thậm chí lạc hậu, phong cách hơi hướm broadway của Hà Nội, ngày… tháng… năm đã được ghi nhận.

Dù không có lời thoại, nhưng sự đặt để, sắp xếp các ca khúc đã toát lên một tinh thần “rất Hà Nội”. Ở đó vừa có những nét đẹp Tràng An, vừa có những cảm xúc về tình yêu, tuổi trẻ, sự nhiệt huyết.

Sau khi xem xong chương trình, khán giả Vũ Việt Hưng chia sẻ: “Hà Nội, ngày…tháng…năm…” là một chương trình hay tới mức tôi bật khóc ngay từ khi bắt đầu, một sự công phu đến kinh ngạc về nội dung, âm nhạc, biên đạo và đặc biệt là yếu tố ánh sáng kịch trên sân khấu âm nhạc”.

Trong Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc 2018 vừa diễn ra, Hà Nội, ngày… tháng… năm… Những thanh xuân rực rỡ nhận được nhiều phản hồi tích cực, và đã đoạt Huy chương Vàng.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỞ BALLET “ KẸP HẠT DẺ – GIẤC MƠ THẦN TIÊN”

(Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2018): Tháng 12, tháng của lễ Giáng Sinh, là lúc khắp các nhà hát trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ, chìm đắm trong những giai điệu quen thuộc của vở ballet Kẹp Hạt Dẻ (The Nutcracker) của Tchaikovsky. Là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của di sản ballet thế giới, Kẹp hạt dẻ được dựng dựa trên tác phẩm văn học Kẹp hạt dẻ và Vua chuột của nhà văn E.T.A Hoffman, mang nội dung về một câu chuyện cổ tích thần tiên trong thế giới tuổi thơ. Vở Kẹp hạt dẻ lần đầu tiên được trình diễn tại nhà hát Mariinsky tại St.Peterburg vào ngày 18/12/1892. Đến năm 1960, vở diễn hoàn chỉnh gây tiếng vang lớn bởi nhà soạn nhạc Tchaikovsky đã tạo nên được vẻ đẹp và sự hấp dẫn đặc biệt.

Nhằm đưa Kẹp hạt dẻ lại gần hơn với công chúng nói chung và các bạn nhỏ Việt Nam nói riêng, chỉ đạo nghệ thuật, NSƯT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, đã đưa ra phương hướng xây dựng Kẹp hạt dẻ phiên bản mới.  NSƯT Lưu Thu Lan, cùng NSƯT Nguyễn Hồng Phong đã biên đạo một phiên bản năm 2018 mang tên “Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên” để ra mắt với khán giả tại Việt Nam trong hai ngày 5 và 6 tháng 12 năm 2018.

Qua lăng kính truyền thống của người Việt, thông qua sự kết hợp giữa múa ballet thuần khiết, múa dân gian cổ truyền Việt Nam, cùng điệu nhảy sôi động của những dân tộc trên thế giới, Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên kể câu chuyện về một cô bé tên là Quỳnh Lan. Như những cô gái mới lớn khác, cô khát khao và tò mò với những điều mới lạ, tìm kiếm một tình yêu cho riêng mình. Ngủ quên trong đêm Giáng sinh, cô tỉnh dậy ở một miền đất nhiệm màu, nơi chàng kẹp hạt dẻ là hoàng tử, dẫn dắt cô đi qua các cuộc phiêu lưu đầy bất ngờ.

Việc làm cho vở múa này hài lòng cả những thế hệ đã bước qua thời mơ mộng chính là sự kết hợp của các nền văn hoá. Quỳnh Lan sẽ đưa bạn đến một nơi không có giới tuyến, không có chia cách, phân ly về văn hoá, không có bất kì một rào cản nào. Chỉ có cái đẹp thuần khiết, sự giao hoà giữa con người với con người, cái mới và cái cũ, tình yêu và niềm hạnh phúc.

Các nghệ sĩ được khán giả nhiệt liệt hoan nghênh sau khi vở diễn Kẹp hạt dẻ kết thúc

Nói về tác phẩm này, chỉ đạo nghệ thuật, NSƯT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, cho biết: “Thông điệp mà Nhà hát muốn đưa ra trong vở ballet Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên chính là ước mơ và sự khao khát của con người về một cuộc sống tốt đẹp là như nhau. Không có sự phân biệt giữa người và người, miền đất này hay miền đất kia, hay nền văn minh phương Đông hay phương Tây, mà chỉ có sự hòa quyện trong một thế giới giao hòa”.

Còn đạo diễn – biên đạo múa, NSƯT Lưu Thu Lan, chia sẻ: “Sự giao thoa uyển chuyển và tinh tế giữa hai thể loại múa, sự hoà trộn hài hoà những nét văn hoá phương Đông và phương Tây mang lại cho khán giả những trải nghiệm thú vị và đầy bất ngờ; đẩy hình tượng của vở múa tới một tầm cao hơn trong tư duy và tính triết lý

Là người được mời chỉ huy dàn nhạc của vở ballet, Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, tỏ ra rất phấn khích. Anh cho biết: “Khi được biết VNOB sẽ làm Ballet “Kẹp hạt dẻ” phiên bản Mariinsky, tôi thấy rất mừng vì đây là một bước đột phá. Nó chứng tỏ rằng chúng ta đã sẵn sàng đầu tư lớn hơn cho những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại. Sự thành công của Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên hy vọng sẽ góp phần đẩy nhanh hơn quá trình phổ cập hoá nghệ thuật Hàn lâm vào xã hội Việt Nam”.

Các thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với:

Ms. Nguyễn Tuyết Hoa

Phụ trách Truyền thông – Marketing Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam

ĐT:0913056462

Email:[email protected]: website: https://nhahatnhacvukichvietnam.com

Facebook: Vietnam National Opera and Ballet

Trailer vở ballet Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên

Ai trong chúng ta cũng đã quen thuộc với câu chuyện Kẹp hạt dẻ, được kể từ những ngày thần tiên thơ bé, trong những ước nguyện và những giấc mơ. Nhưng, liệu bạn có yêu được một cái nhìn mơ mộng mới của người Việt theo câu chuyện cổ điển này?

Qua lăng kính truyền thống của người Việt, thông qua sự kết hợp giữa múa ballet thuần khiết, múa dân gian cổ truyền Việt Nam, cùng điệu nhảy sôi động của những dân tộc trên thế giới, chúng tôi sẽ kể câu chuyện về một cô bé tên là Quỳnh Lan. Như những cô gái mới lớn khác, cô khát khao và tò mò với những điều mới lạ, tìm kiếm một tình yêu cho riêng mình. Ngủ quên trong đêm Giáng sinh, cô tỉnh dậy ở một miền đất nhiệm màu, nơi chàng kẹp hạt dẻ là hoàng tử, dẫn dắt cô đi qua các cuộc phiêu lưu đầy bất ngờ.

Việc làm cho vở múa này hài lòng cả những thế hệ đã bước qua thời mơ mộng chính là sự kết hợp của các nền văn hoá. Quỳnh Lan sẽ đưa bạn đến một nơi không có giới tuyến, không có chia cách, phân ly về văn hoá, không có bất kì một rào cản nào. Chỉ có cái đẹp thuần khiết, sự giao hoà giữa con người với con người, cái mới và cái cũ, tình yêu và niềm hạnh phúc.

https://www.youtube.com/watch?v=j65iimN8MAE&feature=youtu.be–

Tiếp biến trong ngôn ngữ múa “Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên”

Múa là một loại hình nghệ thuật trong đó những tư tưởng và tình cảm của con người nảy sinh trong quá trình giao tiếp xã hội và giao tiếp với tự nhiên được diễn đạt bằng những tác phẩm cụ thể với các hình tượng nghệ thuật được xây dựng từ nhiều phương tiện biểu hiện. Động tác, điệu bộ được cách điệu và âm nhạc là những phương tiện biểu hiện chủ yếu và quan trọng nhất. Để có được sự giao thoa giữa múa ballet cổ điển và dân gian, cần có sự nghiên cứu, sáng tạo của các đạo diễn, biên đạo và thâm chí cả diễn viên múa nữa. Để có được sự độc đáo và gần gũi của múa ballet trong Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên do Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam sản xuất do NSƯT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát, trực tiếp chỉ đạo nghệ thuật, dưới sự dàn dựng của NSƯT Lưu Thu Lan, hãy cùng các chuyên gia phân tích về sự tiếp biến trong ngôn ngữ múa ở vở Ba-lê nổi tiếng, “làm mưa, làm gió” trên các sân khấu vũ kịch thế giới vào mỗi dịp Giáng sinh về.

Thu Huệ – vai Quỳnh Lan trong vở ballet Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên

Vào thế kỷ 19, việc phát triển những điệu múa dân gian Châu Âu thành múa tính cách sân khấu để thể hiện những cảnh múa mang tính sinh hoạt, mang lại cho những vở múa cổ điển nhiều sinh khí và gần gũi với khán giả hơn. Trước những câu hỏi, tại sao ông lại lựa chọn cách thể hiện bối cảnh vở múa Kẹp hạt dẻ tại Việt Nam, biên đạo múa Philippe Cohen đã từng chia sẻ, mỗi con người trong chúng ta đều có những giấc mơ về những điều tốt đẹp, giấc mơ của Clara, có thể là giấc mơ của bất kì cô gái nào; chính vì vậy giấc mơ của Quỳnh Lan sẽ là giấc mơ gần gũi với những khán giả Việt Nam. Lựa chọn này cũng là thử thách của ông trong quá trình biên đạo tác phẩm. Để đưa khán giả tới không gian mang tính truyền thống Việt, một không khí gia đình mang văn hoá Việt, biên đạo múa không chỉ mặc cho nhân vật của mình những bộ trang phục Việt, không chỉ thay đổi trang trí theo cảnh trí của người Việt mà mọi cử chỉ, động tác, ngôn ngữ múa cũng được thay đổi cho phù hợp với tính cách của từng nhân vật, hoà hợp với bối cảnh câu chuyện.

Toàn bộ phần khánh lễ của buổi sinh nhật trong màn một lấy ngôn ngữ múa dân gian dân tộc kinh làm ngôn ngữ thể hiện chính. Ngôn ngữ múa dân gian được khéo léo lồng ghép, hoà cùng giai điệu âm nhạc giao hưởng của Tchaikovsky mà vẫn không bị khiên cưỡng hay mất đi tính tự nhiên của nó. Màn múa các bậc cha mẹ mang tính sang trọng với những động tác chậm rãi như đại lộ, quay guộn ngón chuyển tư thế, quay di động, đi xiến kết hợp guộn tay tiên, hái đào… Trong các phần múa vui vẻ các động tác được xử lý linh hoạt trong nhịp nhạc nhanh như bỏ bộ, trống nhật tân, quay tơ và trống quảng bị… Phần chân tận dụng toàn bộ các bước đi trong múa dân gian như đi lướt, bước quả trám, đi thế hai, đi kiễng… Màn múa của các bạn nhỏ được kết hợp hài hoà với những động tác múa Ba-lê cổ điển mang tính nhanh nhỏ tạo vẻ nhí nhảnh, vui tươi và hồn nhiên. Phần thân trên và tay sử dụng hệ thống tay dân gian, phần di chuyển của chân kết hợp giữa các bước đi dân gian với pas curu, pas suivi của múa Ba-lê cổ điển.

Một vũ điệu trong Kẹp hạt dẻ – Giấc mơ thần tiên

Đặc trưng của múa dân gian dân tộc kinh là tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển, đặc biệt phong phú và đặc sắc trong những chuyển động của phần tay và thân trên mang lại sự yểu điệu, tình cảm và rất thanh lịch. Điều này đã được biên đạo múa tận dụng và sử dụng triệt để. Tạo nên những màn múa sang trọng mà vẫn vui tươi ấm áp, đặc biệt hoàn toàn không bị chênh với sắc thái của âm nhạc cổ điển trong vở múa.

Sự giao thoa uyển chuyển và tinh tế giữa hai thể loại múa, sự hoà trộn hài hoà những nét văn hoá phương Đông và phương Tây mang lại cho khán giả những trải nghiệm thú vị và đầy bất ngờ; đẩy hình tượng của vở múa tới một tầm cao hơn trong tư duy và tính triết lý.

Philippe Lesburgueres, chỉ huy dàn nhạc vở nhạc kịch Maria de Buenos Aires: VNOB tạo nên sức sống mới cho Maria de Buenos Aires

Tango là đam mê. Nói đến Tango là nói đến sự hoài niệm, giằng co giữa tình yêu, đam mê và cái chết

Từng chỉ huy dàn nhạc trong vở nhạc kịch Maria de Buenos Aires ở nhiều nơi trên thế giới, nghệ sĩ Philippe Lesburguères – Giám đốc Studio des Arts Vivants, đã đến với dải đất nhỏ bé hình chứ S với dự án xây dựng lại vở nhạc kịch nổi tiếng này cùng Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) với một phong cách mới. Ông đã chia sẻ điều này trong cuộc trò chuyện với nhà báo Tuyết Hoa:

  • VARMATIN TOULON M. BERGUERES DIRECTEUR DU CONCERVATOIR NATIONAL DE REGION

    Thưa nghệ sĩ, Maria de Buenos Aires của năm 2018 có thay đổi gì khi đến với công chúng Việt Nam?

  • Maria de Buenos Aires 2018 có nhiều thay đổi lớn, nhất là khi VNOB thổi một làn gió mới trong ý tưởng, đạo diễn sân khấu và biên đạo. Để chuẩn bị cho vở diễn, VNOB đã tạo điều kiện để tôi được làm việc trực tiếp với biên đạo múa ngay từ đầu. Điều đó giúp chúng tôi hiểu nhau hơn, tạo được tiếng nói chung và nảy sinh nhiều ý tưởng mới, đặc biệt là sự sáng tạo của biên đạo múa.
  • Được biết, nét độc đáo của vở nhạc kịch lần này chính là ý tưởng đưa toàn bộ dàn nhạc lên sân khấu thay vì ngồi tại hố nhạc. Điều này có tác động như thế nào đến vở diễn, thưa ông?
  • Điều này thực sự gây được ấn tượng mạnh với khán giả. Việc đưa toàn bộ dàn nhạc lên sân khấu sẽ tạo cảm giác như đang trình diễn trong một quán bar. Nhân vật Maria vốn là một phụ nữ có 2 mặt đối nghịch, Đó là bản năng tính dục và tính cách thiên thần. Việc đưa dàn nhạc lên sân khấu sẽ mang tính trình diễn nhiều hơn. Dàn nhạc cũng dễ tương tác với diễn viên múa và các ca sĩ hơn. Một chi tiết thú vị là khi Asto Piazzolla lần đầu tiên dàn dựng Maria de Buenos Aires, ông cũng có ý muốn như VNOB.
  • Với Maria de Buenos Aires, dàn nhạc sẽ sử dụng những loại nhạc cụ nào, thưa ông?
  • Khoảng 10 loại nhạc vụ khác nhau như Violon, Viola, Cello, Double Bass, Sáo, Piano, Accordeon, Guitar và bộ gõ.
  • Là người châu Âu, tại sao ông lại đến với Tango nói chung và Maria de Buenos Aires nói riêng?
  • Năm 1985, tôi tình cờ gặp gỡ huyền thoại Asto Piazzolla. Đây có thể coi như bước ngoặt của cuộc đời tôi khi biết đến tinh thần của Nuevo Tango. Từ đó, Tango nói chung và Maria de Buenos Aires nói riêng trở thành niềm cảm hứng mới của tôi. Tôi đã trình diễn vở này ở nhiều nơi trên thế giới. Còn lần này, tôi rất vui khi được phối hợp với VNOB để tạo nên con gió mới mang tên Maria de Buenos Aires tại Việt Nam.
  • Ông có thể cho biết ý kiến của mình về gu cảm thụ nghệ thuật của khán giả Việt Nam qua các chương trình ông trình diễn?
  • Một câu hỏi rất hay. Chúng ta hãy tưởng tượng xem nhé. Tôi là người châu Âu, biểu diễn Tango là chất nhạc Nam Mỹ xen lẫn chất châu Phi và giai điệu của người Ang – điêng, tại Việt Nam. Đây có thể xem là minh chứng rõ ràng của sự toàn cầu hóa. Những gì mà tôi cảm nhận được từ khán giả Việt Nam là sự hòa nhập, cảm thụ và tiếp nhận đầy nhiệt tình. Sự ủng hộ của khán giả Việt đã giúp chúng tôi có thêm niềm đam mê để giới thiệu Tango rộng rãi hơn nữa ở Việt Nam.
  • Nếu được chia sẻ về Tango với công chúng Việt, ông sẽ nói gì?
  • Tango là đam mê. Nói đến Tango là nói đến sự hoài niệm, giằng co giữa tình yêu, đam mê và cái chết.
  • Xin cảm ơn và chúc cho Maria de Buenos Aires thành công tốt đẹp

Tuyết Hoa (th)