“Hồn Việt” đến Big Ben

Nằm trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Anh và Việt Nam, ngày 9 – 10 vừa qua, tại thủ đô London (Anh), Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB), được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, giao trách nhiệm, trình diễn một chương trình nghệ thuật nghệ thuật đặc sắc mang tên “Hồn Việt”.

Chú Tễu xuất hiện trong phần mờ đầu của Hồn Việt

Khác với những chương trình nghệ thuật trước đây với các bài biểu diễn riêng biệc, Hồn Việt, được NSƯT, Biên đạo múa Trần Ly Ly, quyền Giám đốc VNOB, xây dựng với một motif đầy tính liên kết và đậm chất văn hóa dân gian Việt Nam. Với các tiết mục như Hòa tấu sông Hồng, hát Xẩm, múa Ả Đào, đàn bầu, dân ca Tây Nguyên, Múa Chăm, Hầu đồng… và đỉnh cao là màn hòa tấu Tre Nứa mang tên “Nắng và Gió”, các khán giả tại Anh đã có dịp thưởng thức màn biểu diễn mà chất dân gian được nhào nặn trong yếu tố hiện đại, thể hiện được nét đặc trưng cho Việt Nam, toát lên tinh thần của “Hồn Việt”.

Múa Ả Đào với sự giao thoa của nghệ thuật âm nhac Ca Trù và múa đương đại

Biên đạo múa, NSƯT Trần Ly Ly, tổng đạo diễn của chương trình chia sẻ khi xây dựng “Hồn Việt: “Chúng tôi muốn mang đến một hình ảnh mới trong nghệ thuật của Việt Nam trên trường quốc tế. Chình vì vậy, từ sự mềm mại của múa Ả Đào, đến làn điệu du dương của những nốt nhạc đàn bầu, đến sự mạnh mẽ, hoang hoải của âm thanh của núi rừng Tây Nguyên thông qua các nhạc cụ được làm từ tre nứa, được nhào nặn cùng múa hiện đại… đều thể hiện được nét đặc trưng của nền văn hóa dân gian Việt”.

Còn NSƯT Nguyễn Mạnh Tiến, người ‘thổi hồn” âm nhạc cho “Hồn Việt” tiết lộ những loại nhạc cụ được sử dụng trong chương trình cũng rất đặc biệt. Đó là các loại đàn của người dân tộc như đàn Brố của dân tộc Êđê, đàn T’rning, đàn Hét, Goong, trống da voi, Đinh Tút, Đinh Năm, K’ni…Đây là những loại nhạc cụ rất đặc trưng của người dân tộc thiểu số sinh sống ở cao nguyên, được làm rất thô sơ, chủ yếu từ tre, nứa,… nhưng âm thanh của nó lại rất đặc biệt, mang đến cho người nghe cảm nhận về hơi thở cuộc sống Tây Nguyên.

Một trong những tiết mục khá đặc biệt của “Hồn Việt” là Múa Ả Đào, được xây dựng từ múa đương đại hòa quyện trong âm nhạc dân gian của ca Trù. Nguyễn Ngọc Hải Ly, diễn viên múa chính trong “Ả Đào” tâm sự: ‘Múa Ả Đào là một tiết mục rất khó và đặc biệt, thể hiện một người phụ nữ làm nghề ca xướng đã hết thời, trăn trở với quá khứ đau thương của số phận người ca nữ. Ly tâm sự: “Với em, vào vai Ả Đào không hề dễ dàng vì em không được sống trong thời đó, chưa cảm nhận hết nỗi đau của một ca nương. Tuy nhiên, với sự chỉ dẫn tận tình của Biên đạo Trần Ly Ly, sự hiểu biết qua sách vở, sự chiêm nghiệm và tập luyện, dần dần con người em đã hòa vào vai diễn một cách chân thật và say mê”.

Hầu Đồng được đưa vào Danh mục Si sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Chính vì sự đặc sắc và mới lạ trong cách xây dựng nội dung của chương trình, ‘Hồn Việt” đã nhận được nhiều cảm tình của khán giả tại thủ đô của đồng hồ Big Ben. Sau chương trình này, hy vọng VNOB sẽ tiếp tục xây dựng những chương trình mới, đầy sáng tạo và đậm chất dân tộc Việt Nam để giới thiệu với bạn bè năm châu.

Khán giả say mê theo dõi Hồn Việt

Tuyết Hoa

Did you like this? Share it!

0 comments on ““Hồn Việt” đến Big Ben

Comments are closed.