Tin tức

vu cong ballet mang doi chan quy du

Vũ công ballet, thiên nga mang đôi bàn chân của quỷ dữ

Cái giá phải trả cho sự tán thưởng yêu mến của khán giả dành cho vũ công ballet chính là đôi bàn chân khác thường và đầy thương tích.

Bạn thấy gì ở những vũ công ballet? Những con người có hình thể duyên dáng, những động tác dẻo đến kinh ngạc, những vẻ mặt ánh lên sự tự tin và thần thái chuyên nghiệp.

Nhưng ẩn sau từng điệu nhảy, từng vẻ mặt ấy là gì? Đó là nỗi đau được găm xuống nơi tận cùng của cơ thể, thứ hành hạ các vũ công sau những giờ tập luyện hay biểu diễn.

Người ta khen các vũ công có cơ thể của những con thiên nga, nhưng thực chất, họ là những con thiên nga mang đôi chân của quỷ dữ.

Để được khán giá tán tụng, được người ta vỗ tay cho màn biểu diễn của mình, từng người trong số những vũ công ballet đều phải trả giá bằng chính đôi chân của mình.

Khi trình diễn họ đẹp đến đâu, thì tới khi cởi bỏ lớp giày vải ra, họ lại càng trở nên xấu xí.

Móng chân thâm sịt, da thịt tím tái, bàn chân biến dạng là cái giá các vũ công phải bỏ ra để nhận được từng cái vỗ tay của khán giả khi trình diễn.

Nghề vũ công ballet khá bạc. Lớp khán giả đã kén chọn thì chớ, sự cạnh tranh trong nghề cũng vô cùng tàn khốc.

Bạn có từng xem bộ phim Thiên nga đen của Natalie Portman chưa? Nếu chưa thì hãy thử xem qua, để biết được sức ép của việc phải đạt được vai chính, cũng như giữ lấy vị trí toả sáng trên sân khấu lớn đến thế nào.

Cũng vì áp lực ấy, các vũ công buộc phải tập luyện cực kỳ vất vả. Rất nhiều cô vũ công phải xỏ đôi chân đầy thương tích, xương muốn vỡ ra thành từng mảnh vào đôi giày mũi cứng bước lên sân khấu.

Nói một cách phũ phàng, nhiều ông bà già ở tuổi 80, chân đã nứt nẻ tơi bời vẫn có đôi chân đẹp hơn hầu hết các vũ công ballet chuyên nghiệp.

Vì đặc thù của công việc, luôn phải sử dụng đôi giày mũi cứng, tư thế bàn chân luôn trong tình trạng đứng bằng mũi chân, áp lực đè nặng vào phần các ngón chân đã khiến từng vũ công một phải mang trên mình đôi bàn chân quái vật.

Bàn chân của những nghệ sỹ múa này luôn có một lớp chai rất dày trông rất xấu xí.

Thế nhưng chẳng ai dám loại bỏ những vết chai ấy, bởi nó là thứ duy nhất khiến đôi chân của các vũ công không bị phồng rộp đau đớn khi thực hiện các động tác múa.

Đối với hầu hết vũ công, chuyện chân bị viêm kẽ ngón, phồng rộp, thâm tím là chuyện rất đỗi bình thường, thậm chí nếu chân không có những đặc điểm ấy, nghệ sỹ múa ấy chỉ được xem là dân mới vào nghề.

Các bác sỹ có kinh nghiệm điều trị cho những vũ công ballet cho biết, nữ vũ công luôn phải chịu nhiều đau đớn hơn nam giới do phải xỏ chân vào giày nhảy trong thời gian dài.

Các vết chai mọc trên chân lâu ngày sẽ bị loét, móng chân phát triển dày ra, da ngón chân bên dưới cũng cứng lại.

Rồi cứ mỗi lần biểu diễn sử dụng nhiều đến chân là lại thêm vài vết thương mới. Chuyện nữ vũ công xuống sân khấu với đôi chân rướm máu chẳng còn là quá lạ.

Nam vũ công, không phải sử dụng giày nhảy đặc thù như nữ giới thì lại chịu các thương tổn khác.

Các động tác nhảy và nâng đỡ bạn diễn đặt nhiều áp lực xuống phần bàn chân, bắp chân. Vì vậy hầu hết nam vũ công sẽ gặp các vấn đề về cơ bắp chân cùng cổ chân.

Như Trevitt, anh từng phải biểu diễn từ đầu đến cuối vở kịch A Midsummer Night với cổ chân bị sái vô cùng đau đớn.

Anh hiểu rằng, nếu mình không cố gắng để biểu diễn, rất có thể cơ hội nhận được vai diễn lớn như thế sẽ chẳng bao giờ xuất hiện lần nữa. Và các nữ vũ công cũng vậy.

Đau đớn là thế, mệt mỏi là thế, nhưng một khi còn khán giả, một khi còn đam mê với ánh đèn sân khấu, với những vai diễn và từng điệu múa uyển chuyển, các vũ công ballet sẽ vẫn bỏ qua các vết thương đang rỉ máu dưới chân.

Cái gì cũng có cái giá của nó, và cái giá cho sự tán thưởng hâm mộ là đôi bàn chân biến dạng đầy thương tích của các vũ công ballet, những con thiên nga có đôi bàn chân ác quỷ.

Theo Kenh14/TTVN

VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2018 

VH- Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2018 vừa long trọng diễn ra tại nhà hát Chaktomuk, thủ đô Phnom Penh tối 11.9. ​

Tới dự chương trình phía Việt Nam có Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Lê Khánh Hải, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Vũ Quang Minh; phía Vương quốc Campuchia có Bộ trưởng cao cấp Bộ Nghi lễ và Tôn giáo Him Chhem, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia Phoeurng Sackona và đông đảo người dân hai nước.

VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Lê Khánh Hải phát biểu trong đêm khai mạc

Trải qua hơn 50 năm, quan hệ ngoại giao, mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, đi vào chiều sâu và thực chất, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch, giáo dục… Quan trọng nhất là mối quan hệ, gắn kết ấy đã mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam 2-min
Bộ trưởng Bộ Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia Phoeurng Sackona phát biểu trong đêm khai mạc

​Lĩnh vực văn hóa giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối, giao lưu giữa hai quốc gia. Ngày nay, quan hệ hợp tác Việt Nam – Cam­puchia được tăng cường, mở rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch và giáo dục. Các mối quan hệ này chứng tỏ những tín hiệu tốt đẹp trong hợp tác giữa hai nước và sự hợp tác này cũng được minh chứng thông qua nhiều chuyến thăm cấp nhà nước, chuyến thăm chính thức lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước. (Bà PHOEURNG SACKONA, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia)

Thứ trưởng Lê Khánh Hải, trong phát biểu khai mạc nhấn mạnh: “Việt Nam và Campuchia có quan hệ đoàn kết, hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Trải qua hơn nửa thế kỷ quan hệ ngoại giao, chúng ta vui mừng nhận thấy mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước đang ngày càng phát triển tốt đẹp, đi vào chiều sâu và thực chất, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Quan trọng nhất là sự hợp tác của hai nước đã mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước”.

“Các chương trình văn hóa của hai nước được tổ chức thường xuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước”, Thứ trưởng Lê Khánh Hải nói. Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2018 được tổ chức nhằm thực hiện Kế hoạch hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2018- 2022. Thông qua sự kiện này, Việt Nam mong muốn giới thiệu tới nhân dân Campuchia và bạn bè quốc tế vẻ đẹp văn hóa Việt Nam thông qua chương trình biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc dân tộc, các tiết mục múa ballet và trình diễn xiếc diễn ra tại Thủ đô Phnom Penh và tỉnh Battambang.

VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam 3-min
Đêm khai mạc thu hút đông đảo các đại biểu và khán giả Campuchia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia Phoeurng Sackona đánh giá các chương trình biểu diễn luôn là hoạt động mang tính thực tiễn trong hợp tác văn hóa giữa hai Bộ phụ trách văn hóa giữa hai nước. Hai bên đã trao đổi tổ chức Tuần Văn hóa theo cơ chế luân phiên hàng năm. Một năm Việt Nam tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia và Campuchia tổ chức Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam năm kế tiếp. Năm 2018 đánh dấu mốc quan trọng tròn 15 năm hai bên phối hợp luân phiên tổ chức các Tuần Văn hóa của mỗi nước. “Sự kiện quan trọng này chứng tỏ quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia- mối quan hệ được thiết lập và phát triển trong nhiều năm qua với bao thăng trầm trong cả những giai đoạn khó khăn cũng như trong thời bình”- bà Phoeurng Sackona chia sẻ.

Bà cũng khẳng định: “Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng có quan hệ tốt đẹp, gần gũi trên nhiều lĩnh vực, trong đó chúng ta có thể khẳng định rằng lĩnh vực văn hóa giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối giao lưu giữa hai quốc gia”.

VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam 8VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam 7VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam 6VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam 7VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam 8-min

VNOB - Tuan le van hoa Viet Cam 9-min
Chương trình nghệ thuật trong đêm khai mạc

Tin tưởng rằng Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2018 sẽ tiếp tục góp phần đưa quan hệ hữu nghị láng giềng và hợp tác giữa nhân dân hai nước lên tầm cao mới, Thứ trưởng Lê Khánh Hải cảm ơn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia, các cơ quan liên quan của Campuchia và Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã tích cực hỗ trợ, phối hợp, góp phần tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2018 thành công.

Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia thực sự ấn tượng và ngập tràn không khí ấm áp khi Nhà hát Chaktomuk- nhà hát lớn nhất của Thủ đô Phnom Penh với hơn 600 ghế ngồi đông nghịt khán giả. Khán phòng nhà hát trong suốt chương trình ngân lên những giai điệu du dương của những bản độc tấu đàn bầu, đàn t’rưng của những nghệ sỹ tài ba của Nhạc viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. Hay chìm đắm trong những màn múa vô cùng mềm mại, quyến rũ của các diễn viên đến từ Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam. Các nghệ sỹ của Liên đoàn xiếc Việt Nam lại mang đến những tiết mục sôi động. Những tràng pháo tay và lời trầm trồ vang lên không ngớt…

Dù đã nhiều lần tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia nhưng mỗi lần các chương trình nghệ thuật của Việt Nam lại thể hiện một màu sắc khác nhau. Chương trình nghệ thuật trong Tuần Văn hóa Việt Nam năm 2018, các nghệ sỹ Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam, Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã luyện tập công phu, đầu tư nhiều thời gian, công sức để xây dựng một chương trình hoành tráng, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng Campuchia và người Việt Nam tại Campuchia.