Tháng: Tháng Mười 2018

Thạc sỹ, ca sỹ Vũ Mạnh Dũng

Ca sĩ Mạnh Dũng, giọng Nam trung (Bariton).

– Mạnh Dũng tốt nghiệp cử nhân sư phạm âm nhạc, Trường Cao đẳng sư phạm Nhạc Họa Trung ương năm 2000. Năm 2004 tốt nghiệp Cử nhân Biểu diễn Thanh nhạc, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2009, Mạnh Dũng tốt nghiệp suất sắc Thạc sĩ Chuyên ngành Biểu diễn Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

– Huy chương vàng bài hát “Người là niềm tin tất thắng” của nhạc sĩ Chu Minh, Hội diễn ngành giáo dục toàn quốc năm 2004.

– Đoạt giải Nhì cuộc thi hát “Thính phòng Nhạc kịch toàn quốc năm 2009”.

– Huy chương Vàng vai diễn Anh Hà trong vở Nhạc kịch Cô Sao của nhạc sỹ Đỗ Nhuận – Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc 2015

– Cúp Vàng “Festival mùa xuân tháng tư 2016” tại Bình Nhưỡng – CHDCND Triều Tiên

– Mạnh Dũng vào vai Papageno trong vở Opera “The Magic flute” của V.A.Mozart rất thành công, chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng vào tháng 9/2006 và tháng 9/2007. Ngoài ra anh còn vào các vai chính như: Don Alfonso trong vở “Cosi fan tutte” V.A.Mozart; Porgy trong vở “Porgy and Bess” của Gershwin; Father’s Hưng trong vở “The Dream and Realthy” âm nhạc Gustav và Trần Mạnh Hùng công diễn tháng 5/2009; Colline trong vở “La Boheme” của Puccini; Vai Merlin phù thủy trong vở “Người đi qua thung lũng” Âm nhạc Pierre Oser. Vai vua Mikado trong vở Opera “Bamboo princess” dự án hợp tác văn hóa Việt Nam – Nhật Bản 01/2015 …

– Anh đã từng hát solo trong các vở Thanh xướng kịch (Oratorio) như: “Chiếu dời đô” của Dzoãn Nho; “Ngàn năm nhớ về thuở ấy” của Đinh Quang Hợp; “Sắc sắc không không” của Đỗ Dũng; Giao hưởng số 9 của L.V.Beethoven; Giao hưởng “Đất nước” của Đặng Hữu Phúc; “Mesa Cdur” của V.A.Mozart; “Requiem” của Verdi và nhiều chương trình hòa nhạc lớn nhỏ…

– Mạnh Dũng đi tu nghiêp tại Italy mùa hè năm 2011.

– Hiện nay anh là ca sĩ solist của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam; là giảng viên cộng tác Khoa Thanh nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Giảng viên cộng tác Khoa Thanh nhạc – Đại học VHNT Quân đội.

vu cong ballet mang doi chan quy du

Vũ công ballet, thiên nga mang đôi bàn chân của quỷ dữ

Cái giá phải trả cho sự tán thưởng yêu mến của khán giả dành cho vũ công ballet chính là đôi bàn chân khác thường và đầy thương tích.

Bạn thấy gì ở những vũ công ballet? Những con người có hình thể duyên dáng, những động tác dẻo đến kinh ngạc, những vẻ mặt ánh lên sự tự tin và thần thái chuyên nghiệp.

Nhưng ẩn sau từng điệu nhảy, từng vẻ mặt ấy là gì? Đó là nỗi đau được găm xuống nơi tận cùng của cơ thể, thứ hành hạ các vũ công sau những giờ tập luyện hay biểu diễn.

Người ta khen các vũ công có cơ thể của những con thiên nga, nhưng thực chất, họ là những con thiên nga mang đôi chân của quỷ dữ.

Để được khán giá tán tụng, được người ta vỗ tay cho màn biểu diễn của mình, từng người trong số những vũ công ballet đều phải trả giá bằng chính đôi chân của mình.

Khi trình diễn họ đẹp đến đâu, thì tới khi cởi bỏ lớp giày vải ra, họ lại càng trở nên xấu xí.

Móng chân thâm sịt, da thịt tím tái, bàn chân biến dạng là cái giá các vũ công phải bỏ ra để nhận được từng cái vỗ tay của khán giả khi trình diễn.

Nghề vũ công ballet khá bạc. Lớp khán giả đã kén chọn thì chớ, sự cạnh tranh trong nghề cũng vô cùng tàn khốc.

Bạn có từng xem bộ phim Thiên nga đen của Natalie Portman chưa? Nếu chưa thì hãy thử xem qua, để biết được sức ép của việc phải đạt được vai chính, cũng như giữ lấy vị trí toả sáng trên sân khấu lớn đến thế nào.

Cũng vì áp lực ấy, các vũ công buộc phải tập luyện cực kỳ vất vả. Rất nhiều cô vũ công phải xỏ đôi chân đầy thương tích, xương muốn vỡ ra thành từng mảnh vào đôi giày mũi cứng bước lên sân khấu.

Nói một cách phũ phàng, nhiều ông bà già ở tuổi 80, chân đã nứt nẻ tơi bời vẫn có đôi chân đẹp hơn hầu hết các vũ công ballet chuyên nghiệp.

Vì đặc thù của công việc, luôn phải sử dụng đôi giày mũi cứng, tư thế bàn chân luôn trong tình trạng đứng bằng mũi chân, áp lực đè nặng vào phần các ngón chân đã khiến từng vũ công một phải mang trên mình đôi bàn chân quái vật.

Bàn chân của những nghệ sỹ múa này luôn có một lớp chai rất dày trông rất xấu xí.

Thế nhưng chẳng ai dám loại bỏ những vết chai ấy, bởi nó là thứ duy nhất khiến đôi chân của các vũ công không bị phồng rộp đau đớn khi thực hiện các động tác múa.

Đối với hầu hết vũ công, chuyện chân bị viêm kẽ ngón, phồng rộp, thâm tím là chuyện rất đỗi bình thường, thậm chí nếu chân không có những đặc điểm ấy, nghệ sỹ múa ấy chỉ được xem là dân mới vào nghề.

Các bác sỹ có kinh nghiệm điều trị cho những vũ công ballet cho biết, nữ vũ công luôn phải chịu nhiều đau đớn hơn nam giới do phải xỏ chân vào giày nhảy trong thời gian dài.

Các vết chai mọc trên chân lâu ngày sẽ bị loét, móng chân phát triển dày ra, da ngón chân bên dưới cũng cứng lại.

Rồi cứ mỗi lần biểu diễn sử dụng nhiều đến chân là lại thêm vài vết thương mới. Chuyện nữ vũ công xuống sân khấu với đôi chân rướm máu chẳng còn là quá lạ.

Nam vũ công, không phải sử dụng giày nhảy đặc thù như nữ giới thì lại chịu các thương tổn khác.

Các động tác nhảy và nâng đỡ bạn diễn đặt nhiều áp lực xuống phần bàn chân, bắp chân. Vì vậy hầu hết nam vũ công sẽ gặp các vấn đề về cơ bắp chân cùng cổ chân.

Như Trevitt, anh từng phải biểu diễn từ đầu đến cuối vở kịch A Midsummer Night với cổ chân bị sái vô cùng đau đớn.

Anh hiểu rằng, nếu mình không cố gắng để biểu diễn, rất có thể cơ hội nhận được vai diễn lớn như thế sẽ chẳng bao giờ xuất hiện lần nữa. Và các nữ vũ công cũng vậy.

Đau đớn là thế, mệt mỏi là thế, nhưng một khi còn khán giả, một khi còn đam mê với ánh đèn sân khấu, với những vai diễn và từng điệu múa uyển chuyển, các vũ công ballet sẽ vẫn bỏ qua các vết thương đang rỉ máu dưới chân.

Cái gì cũng có cái giá của nó, và cái giá cho sự tán thưởng hâm mộ là đôi bàn chân biến dạng đầy thương tích của các vũ công ballet, những con thiên nga có đôi bàn chân ác quỷ.

Theo Kenh14/TTVN

Chương trình đào tạo ngắn hạn

chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn chương trình đào tạo ngắn hạn