Uncategorized

“Hồn Việt” đến Big Ben

Nằm trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Anh và Việt Nam, ngày 9 – 10 vừa qua, tại thủ đô London (Anh), Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB), được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, giao trách nhiệm, trình diễn một chương trình nghệ thuật nghệ thuật đặc sắc mang tên “Hồn Việt”.

Chú Tễu xuất hiện trong phần mờ đầu của Hồn Việt

Khác với những chương trình nghệ thuật trước đây với các bài biểu diễn riêng biệc, Hồn Việt, được NSƯT, Biên đạo múa Trần Ly Ly, quyền Giám đốc VNOB, xây dựng với một motif đầy tính liên kết và đậm chất văn hóa dân gian Việt Nam. Với các tiết mục như Hòa tấu sông Hồng, hát Xẩm, múa Ả Đào, đàn bầu, dân ca Tây Nguyên, Múa Chăm, Hầu đồng… và đỉnh cao là màn hòa tấu Tre Nứa mang tên “Nắng và Gió”, các khán giả tại Anh đã có dịp thưởng thức màn biểu diễn mà chất dân gian được nhào nặn trong yếu tố hiện đại, thể hiện được nét đặc trưng cho Việt Nam, toát lên tinh thần của “Hồn Việt”.

Múa Ả Đào với sự giao thoa của nghệ thuật âm nhac Ca Trù và múa đương đại

Biên đạo múa, NSƯT Trần Ly Ly, tổng đạo diễn của chương trình chia sẻ khi xây dựng “Hồn Việt: “Chúng tôi muốn mang đến một hình ảnh mới trong nghệ thuật của Việt Nam trên trường quốc tế. Chình vì vậy, từ sự mềm mại của múa Ả Đào, đến làn điệu du dương của những nốt nhạc đàn bầu, đến sự mạnh mẽ, hoang hoải của âm thanh của núi rừng Tây Nguyên thông qua các nhạc cụ được làm từ tre nứa, được nhào nặn cùng múa hiện đại… đều thể hiện được nét đặc trưng của nền văn hóa dân gian Việt”.

Còn NSƯT Nguyễn Mạnh Tiến, người ‘thổi hồn” âm nhạc cho “Hồn Việt” tiết lộ những loại nhạc cụ được sử dụng trong chương trình cũng rất đặc biệt. Đó là các loại đàn của người dân tộc như đàn Brố của dân tộc Êđê, đàn T’rning, đàn Hét, Goong, trống da voi, Đinh Tút, Đinh Năm, K’ni…Đây là những loại nhạc cụ rất đặc trưng của người dân tộc thiểu số sinh sống ở cao nguyên, được làm rất thô sơ, chủ yếu từ tre, nứa,… nhưng âm thanh của nó lại rất đặc biệt, mang đến cho người nghe cảm nhận về hơi thở cuộc sống Tây Nguyên.

Một trong những tiết mục khá đặc biệt của “Hồn Việt” là Múa Ả Đào, được xây dựng từ múa đương đại hòa quyện trong âm nhạc dân gian của ca Trù. Nguyễn Ngọc Hải Ly, diễn viên múa chính trong “Ả Đào” tâm sự: ‘Múa Ả Đào là một tiết mục rất khó và đặc biệt, thể hiện một người phụ nữ làm nghề ca xướng đã hết thời, trăn trở với quá khứ đau thương của số phận người ca nữ. Ly tâm sự: “Với em, vào vai Ả Đào không hề dễ dàng vì em không được sống trong thời đó, chưa cảm nhận hết nỗi đau của một ca nương. Tuy nhiên, với sự chỉ dẫn tận tình của Biên đạo Trần Ly Ly, sự hiểu biết qua sách vở, sự chiêm nghiệm và tập luyện, dần dần con người em đã hòa vào vai diễn một cách chân thật và say mê”.

Hầu Đồng được đưa vào Danh mục Si sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Chính vì sự đặc sắc và mới lạ trong cách xây dựng nội dung của chương trình, ‘Hồn Việt” đã nhận được nhiều cảm tình của khán giả tại thủ đô của đồng hồ Big Ben. Sau chương trình này, hy vọng VNOB sẽ tiếp tục xây dựng những chương trình mới, đầy sáng tạo và đậm chất dân tộc Việt Nam để giới thiệu với bạn bè năm châu.

Khán giả say mê theo dõi Hồn Việt

Tuyết Hoa

Thông cáo báo chí chương trình biểu diễn Bolero và Suite en Blanc

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

CHƯƠNG TRÌNH “ BOLERO VÀ SUITE EN BLANC”

Thời gian: 20h ngày 17 và 18 tháng 10 năm 2018

 

(Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2018): Đến với ballet giống như lạc vào một xứ sở diệu kỳ, ở nơi đó vẻ đẹp của hình thể con người, từ những đầu ngón tay, ngón chân đến những đường nét, hình dáng đều trở nên trọn vẹn, lộng lẫy và đầy xúc cảm. Để đưa khán giả Việt Nam bước vào xứ sở tuyệt diệu này, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) đã mời biên đạo múa nổi tiếng hiện đang đầu quân cho Nhà hát Ballet quốc gia Anh (English National Ballet Theatre) Lê Ngọc Văn, biên đạo toàn bộ hai tác phẩm ballet nổi tiếng là Bolero và Suite en Blanc để trình diễn trong hai đêm 17 và 18 tháng 10 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Phần 1 sẽ đưa khán giả đến với Bolero, tác phẩm ballet hiện đại đã được dàn dựng ở nhiều nước trên thế giới trên nền bản nhạc nổi tiếng và mạnh mẽ nhất của nhà soạn nhạc Maurice Ravel. Tại Việt Nam, lần đầu tiên Bolero được Biên đạo múa Lê Ngọc Văn dàn dựng riêng cho Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB). Những luật động đầy ma lực, đề cao khả năng sáng tạo và sức mạnh nội tâm của các nghệ sĩ múa của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) như NSƯT Hàn Giang, Thu Huệ, Thu Hằng, Văn Nam,…, thể hiện một cách đơn giản mà đầy cảm hứng, ngây thơ mà khiêu khích, thanh lịch nhưng vô cùng quyến rũ…

Sau giờ nghỉ, khán giả tiếp tục được mãn nhãn với một tiết mục gần như đối nghịch. Từ ballet hiện đại, VNOB sẽ đưa khán giả trở về với ballet cổ điển thông qua tổ khúc Suite en Blanc. Năm 2017, Nhà hát Ballet Quốc gia Anh công diễn vài trích đoạn Suite en Blanc nhưng chưa được đầy đủ. Chính vì vậy, Suite en Blanc của VNOB chính là một màn trình diễn hoàn hảo nhất tại Việt Nam. Tác phẩm là tổ khúc múa thời kỳ lãng mạn, tôn vinh nét đẹp của nghệ thuật múa ballet trên giai điệu của nhà soạn nhạc Leo Delibes. Tác phẩm thể hiện sự hoàn hảo, sang trọng và thanh thoát với các đoạn múa đơn, múa đôi, múa ba người và tập thể chuyển động nhẹ nhàng trên bối cảnh trắng tinh khiết.

Nói về chương trình này, NSƯT, Giám đốc nghệ thuật Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam (VNOB), cho biết: “VNOB luôn nỗ lực trong việc đưa nghệ thuật múa ballet Việt Nam tiến cùng nhịp bước với ballet thế giới. Việc ra mắt Bolero và Suite en Blanc chính là minh chứng rõ ràng của VNOB trên con đường đi đến mục tiêu lớn, đó là phát triển nghệ thuật múa ballet thông qua từng bước đi vững chắc, đẹp đẽ”.

Còn biên đạo múa Lê Ngọc Văn chia sẻ: “Bolero và Suite en Blanc là những tác phẩm nghệ thuật được truyền cảm hứng từ âm nhạc, lấy âm nhạc làm bệ phóng. Vì lẽ đó, những vũ điệu, sự kết nối trong từng tác phẩm đều phụ thuộc vào âm nhạc. Với những người đam mê nghệ thuật múa ballet như tôi, Trần Ly Ly hay những người khác, Bolero và Suite en Blanc có thể coi là một nền tảng để từng bước đưa ballet Việt Nam lên tầm thế giới”.

Về biên đạo múa Lê Ngọc Văn:

Tốt nghiệp:  Viện Hàn lâm Âm nhạc và múa Lyon (Pháp), Trường múa Việt Nam

1998-2003: Diễn viên Múa chính thức tại BALLET NATIONAL DE MARSEILLE, Pháp

2003 – nay: Diễn viên múa chính thức tại Nhà hát Ballet quốc gia Anh.

Điểm sáng trong sự nghiệp:

-Tham gia trong “Vàng” của Người đẹp Ngủ trong rừng của Mac Milan tại Nhà hát Coliseum London

– Diễn viên chính trong “Bốn tính khí” và “Ai quan tâm?” của Balanchine

– MenYMen của Wayne Eagling được kênh 3D của Sky phát hành.

– Biên đạo chính cho “Trọng lượng của tình yêu”, đại diện cho Vương quốc Anh tại hội chợ triển lãm thế giới Thượng Hải 2010 phối hợp với Ballet Thượng Hải, Ballet quốc gia Anh, Hội đồng Anh và Đại sứ quán Anh tại Trung Quốc.

  • 2010 Giành được giải thưởng xuất sắc từ Ban tổ chức và Ban chấp hành World Expo 2010, Thượng Hải
  • Giải thưởng sáng tạo 2012 giành cho tác phẩm “La Danse du Stravinsky” do Thượng Hải Ballet trình diễn.
  • Chung kết tại cuộc thi quốc tế lần thứ 24 cho biên đạo múa Hannover, Đức
  • Chung kết tại cuộc thi biên đạo múa ba lê quốc tế Bắc Kinh Trung Quốc 2017

Tác phẩm

  • 2017: Suite en Blanc, được Ballet Quốc gia Anh thực hiện
  • 2017: Fantaisie Impromptu, được Ballet Quốc gia Anh thực hiện
  • 2015; Bolero được Ballet Thượng Hải thực hiện
  • 2012: Bốn mùa, được Ballet Quốc gia Anh thực hiện
  • 2012: Chase, được Ballet Quốc gia Anh thực hiện
  • 2012: Grand pas du Bach, được Ballet Thượng Hải thực hiện
  • 2011: Vue de l’autre, Ballet Quốc gia Anh thực hiện
  • 2011: Chase, Nhà hát Britten London
  • 2011: Vàng đen, Ballet quốc gia Anh
  • 2010: Trọng lượng của tình yêu, được Thượng Hải Ballet thực hiện
  • 2009: Concerto cho năm người, Ballet quốc gia Anh
  • 2008: Duo, tác phẩm đặc biệt cho Young Jae Jung tại cuộc thi Ballet Varna 2007: Les Emotions, Ballet quốc gia Anh
  • 2006: Không lời, Ballet quốc gia Anh

Tác phẩm tham gia trên cương vị diễn viên múa ballet

* Arlésienne của Roland Petit

* Alice in Wonderland của Derek Dean * Aunnis của Jaques Garnier

* Acte của R. seyfried

* Carmen của Roland Petit

* Cinderella của M.Corder

* Concerto violin của G. Balanchine

* Coppellia của R.Hynd

* Dove la Luna của J.C.Maillot

* Esplanade của Paul Taylor

* Études của H.Lander

* Firebird của Maurice Béjart

* Firebird của G.Williamson

* Fleure d’Autaune của M.C.Pietragalla * Lễ hội hoa của A.Bournonville

* Giselle của M.Skeaping

* Giselle của Akram

* Ở giữa của W. Forsyth

* J’ai trouvé idée plaisante của J.P.Aviotte

* La Sylphide của A.Bornonville

* Le Corsaire của Anna Marie Holmes

* Les Émigrants của Claude Brumachon * Giai điệu trên chuyển động của M.Corder

* Manon của MacMilan

* Men Men của Wayne Eagling

* Paquita của M.C.Pietragalla / Petipa

* Perpertum Mobile của Christophe Hampson

* Petrushka của Serge

* Raymonda của M? C.Pietragalla

* Độ phân giải của Wayne Eagling

* Romeo & Juliet của Rudolf Nureyev

* Romeo & Juliet của V.Danzig

* Rubbies của G.Balanchine

* Sakountala của M.C.Pietragalla

* Sans Mobile Apparent của Myriam Naisy

* Scheherazade của M.Fokine

* Sinfonietta của Christophe Hampson

* Snow Queen của M.Corder

* Bài ca của trái đất của MacMilan

* Cảm nhận của R.Wherlock

* Gershwin Nghiêm túc của Derek Dean

* Suite en Blanc của Serge Lifar

* Hồ thiên nga của Derek Dean

* The Canterville Ghost của W. Turker

* The Four Temperaments của G.Balanchine

* Kẹp hạt dẻ của Wayne Eagling

* Kẹp hạt dẻ của Christophe Hampson

* Người đẹp ngủ trong rừng của MacMilan

* Nghi thức mùa xuân của Pina Bausch

* Nghi thức mùa xuân của MacMilan

* Tzigane của George Balanchine

* Vita của M.C.Pietragalla

*Ai quan tâm? của George Balanchine

 

Các thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với:

Ths. NSƯT Trần Ly Ly

Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

ĐT:0903473399

Email:[email protected]

Vui lòng truy cập đường link để xem toàn bộ trailer của chương trình

http://www.fsend.vn/download/QrEm9KuhJPbmX1KwLjeKzrBXi-j-HMx4

Trại Hè Múa và Âm nhạc 2018: Sự tưởng tượng phi hoàn hảo

Nhằm tạo tiền đề và thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia đóng góp của nghệ sỹ Việt Nam vào Liên hoan Múa 2019, tạo điều kiện cho những biên đạo múa, diễn viên múa, nhạc công và nhạc sĩ người Việt, hiện đang làm việc  trong và ngoài nước, có cơ hội gặp gỡ giao lưu, trình bày ý tưởng và concept cá nhân, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Trường cao đẳng Múa Việt Nam và Viện Goethe đã tổ chức Trại hè Múa và Âm nhạc 2018 (Dance and Music Summer Camp 2018) tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 29 tháng 7 năm 2018.

Sau gần 2 tuần miệt mài sáng tạo, lễ tổng kết là một chương trình gồm 6 tác phẩm kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Những tác phẩm này, như NSƯT Trần Ly Ly cho biết: “”chúng tôi không chờ đợi những tác phẩm hoàn hảo ở đây”, nhưng nó là thành quả của quá trình lao động sáng tạo không mệt mỏi của 8 biên đạo múa và 9 nhạc sĩ thể nghiệm trẻ hoạt động trong và ngoài nước trong suốt hai tuần dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Heiner Goebbels (Đức) và Quyền Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam – NSƯT Trần Ly Ly.

Biên đạo múa, NSUT Trần Ly Ly tại Dance and Music Summer Camp 2018

Tất cả các vở múa đều không có tên vì theo triết lý của Heiner: “Tôi không cho rằng tác phẩm cần bất kỳ sự giới thiệu hay chuẩn bị nào cho khán giả. Nhưng chúng cần những khán giả tò mò, không mong chờ thì thấy những gì mà họ đã biết trước đó.” Những vở diễn kế tiếp nhau có thể là những tác phẩm riêng biệt, hay cũng có thể chỉ là từng phần của một chỉnh thể chưa hoàn hảo. Và như cảm nhận của ông Wilfried Eckstein: “buổi diễn bắt đầu và ngày càng trở nên tốt hơn, thú vị hơn và phức tạp hơn” cho đến tận cao trào là màn diễn cuối cùng với vật thể chủ đạo là các phông màn sân khấu cũ với sự tham gia của toàn bộ 17 nghệ sĩ. Các tác phẩm không truyền đạt một nội dung hay thông điệp về một cái gì quá cụ thể mà chỉ gợi ra những liên tưởng một cách tự nhiên gần như là bản năng nơi khán giả, để cho họ có thể tự do tham gia vào quá trình cảm nhận và sáng tạo một tác phẩm hoàn thiện cho riêng mình.

Trại hè Múa và Âm nhạc là chương trình kế thừa sự thành công và tinh thần của 7 kì liên hoan “Múa Đương Đại: Sự gặp gỡ Á-Âu”. Đầu năm 2017, xuất phát từ ý tưởng của ông Wilfried Eckstein (Viện trưởng Viện Goethe tại Việt Nam) về một chương trình kết nối múa với âm nhạc, Nhạc trưởng, NSƯT Trần Vương Thạch (Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh – HBSO), NSƯT Trần Ly Ly (quyền Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam) và GS. Dieter Heitkamp (Đại học chuyên ngành về Nghệ thuật Trình diễn và Âm nhạc) hợp tác cùng Viện Goethe để thai nghén dự án này.

Một chương trình tại lễ tổng kết

Sau một năm rưỡi, Viện Goethe và Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã hiện thực hóa thành công chương trình, tạo ra sân chơi khơi nguồn cảm hứng để các nghệ sỹ múa, biên đạo múa, nhạc sĩ và nhạc công Việt Nam cùng hợp tác, tự thử thách và khám phá những khía cạnh thẩm mỹ đa chiều, cách thức giao tiếp mới và khả năng tương tác giữa các yếu tố kết hợp trên sân khấu mà từ trước tới nay họ chưa khám phá và trải nghiệm hết.

Trại hè Múa và Âm nhạc 2018 chính là bước chuẩn bị dài hơi và mạnh mẽ cho sự xuất hiện của Việt Nam trong Liên hoan Múa 2019.

Tuyết Hoa

Thạc sỹ, ca sỹ Vũ Mạnh Dũng

Ca sĩ Mạnh Dũng, giọng Nam trung (Bariton).

– Mạnh Dũng tốt nghiệp cử nhân sư phạm âm nhạc, Trường Cao đẳng sư phạm Nhạc Họa Trung ương năm 2000. Năm 2004 tốt nghiệp Cử nhân Biểu diễn Thanh nhạc, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2009, Mạnh Dũng tốt nghiệp suất sắc Thạc sĩ Chuyên ngành Biểu diễn Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

– Huy chương vàng bài hát “Người là niềm tin tất thắng” của nhạc sĩ Chu Minh, Hội diễn ngành giáo dục toàn quốc năm 2004.

– Đoạt giải Nhì cuộc thi hát “Thính phòng Nhạc kịch toàn quốc năm 2009”.

– Huy chương Vàng vai diễn Anh Hà trong vở Nhạc kịch Cô Sao của nhạc sỹ Đỗ Nhuận – Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc 2015

– Cúp Vàng “Festival mùa xuân tháng tư 2016” tại Bình Nhưỡng – CHDCND Triều Tiên

– Mạnh Dũng vào vai Papageno trong vở Opera “The Magic flute” của V.A.Mozart rất thành công, chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng vào tháng 9/2006 và tháng 9/2007. Ngoài ra anh còn vào các vai chính như: Don Alfonso trong vở “Cosi fan tutte” V.A.Mozart; Porgy trong vở “Porgy and Bess” của Gershwin; Father’s Hưng trong vở “The Dream and Realthy” âm nhạc Gustav và Trần Mạnh Hùng công diễn tháng 5/2009; Colline trong vở “La Boheme” của Puccini; Vai Merlin phù thủy trong vở “Người đi qua thung lũng” Âm nhạc Pierre Oser. Vai vua Mikado trong vở Opera “Bamboo princess” dự án hợp tác văn hóa Việt Nam – Nhật Bản 01/2015 …

– Anh đã từng hát solo trong các vở Thanh xướng kịch (Oratorio) như: “Chiếu dời đô” của Dzoãn Nho; “Ngàn năm nhớ về thuở ấy” của Đinh Quang Hợp; “Sắc sắc không không” của Đỗ Dũng; Giao hưởng số 9 của L.V.Beethoven; Giao hưởng “Đất nước” của Đặng Hữu Phúc; “Mesa Cdur” của V.A.Mozart; “Requiem” của Verdi và nhiều chương trình hòa nhạc lớn nhỏ…

– Mạnh Dũng đi tu nghiêp tại Italy mùa hè năm 2011.

– Hiện nay anh là ca sĩ solist của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam; là giảng viên cộng tác Khoa Thanh nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Giảng viên cộng tác Khoa Thanh nhạc – Đại học VHNT Quân đội.

Bui Ngoc Quan

Biên đạo: Bùi Ngọc Quân

Khi còn trẻ, Bùi Ngọc Quân học múa tại trường múa Việt Nam.

Năm 1996, anh tham gia đoàn múa Ballet tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Năm 1997, Bernadette Tripier mời anh sang Istres,  Pháp, để học tập và khám phá nghệ thuật múa đương đại châu Âu. Sau đó, anh trở về Việt Nam tiếp tục làm việc với nhà hát lớn và xây dựng sự nghiệp.

Năm 2002, anh bắt đầu làm việc với đạo diễn Alain Platel qua các tác phẩm Chó sói (Wolf), và sau đó là vsprs (2006), pitié! (2008) và C(H)ŒURS (2012).  Hiện tại, anh vẫn là trợ lý nghệ thuật của đạo diễn Alain Platel. Anh tham gia biểu diễn trong tác phẩm Bolero của Lisi Estaras (tháng 9/2009), cùng sáng tạo tác phẩm Tôi biết một nơi (I know a place )(11/2009), một dự án của trường múa Istres. Bùi Ngọc Quân còn dựng vở Nhảy hay ngã (Jump or Fall) (11/2009) cùng với Juliana Neves và Samuel Lefeuvre. Từ năm 2010, anh đã làm việc một số lần với Nhạc viện ở Ghent. Anh xây dựng một dự án với các sinh viên Nhà hát, gọi là Picnic. Quân cũng giảng dạy và tham gia hội thảo ở mức cơ bản một cách thường xuyên (Pháp, Đức, Hungary, Brazil). Năm 2011, anh tham gia cùng Nhà hát vũ kịch Australia một chương trình biểu diễn ở các nước mang tên Hãy là chính mình (Be your self). Năm sau đó, anh bắt đầu

Nhạc sĩ Trí Minh

Nhạc Sĩ Trí Minh

NC tour A Canadian who lives in North Carolina, choreographer-on-the-rise Helen Simoneau is using her newest evening-length work, Caribou, to take a closer look at heritage, assimilation and identity. She studies these ideas through the iconic caribou—an enormously antlered animal beloved by our friends to the nort.

Read More