Tháng: Tháng Mười Một 2019

VNOB tổ chức workshop Opera

Trong 3 ngày cuối tháng 11 vừa qua, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) đã tổ chức workshop về Opera cho các nghệ sĩ thuộc đoàn Hát với sự dẫn dắt của đạo diễn nổi tiếng người Đức, Beverly Blankenship.

Lấy bối cảnh thực tế từ vở nhạc kịch nổi tiếng Trường học tình yêu (Cosi fan Tutte) của nhạc sĩ thiên tài Mozart, đạo diễn Beverly Blankenship đã đưa các nghệ sĩ Opera của VNOB xử lý từng trường đoạn.  Tập trung chủ yếu vào khả năng sáng tạo của các nghệ sĩ Opera, bà Beverly Blankenship đã hướng dẫn nhiều kỹ năng trình diễn hiện đại, áp dụng các tình huống khác nhau trong cùng một vấn đề. Trong suốt 3 ngày diễn ra workshop, các nghệ sĩ của VNOB đã học hỏi được rất nhiều, đặc biệt là khả năng sáng tạo và tự tin thực hiện vai diễn của mình. NSƯT Nguyễn Mạnh Dũng, Phó trưởng đoàn Hát của VNOB, cho biết: “Đây là cơ hội rất quý cho các nghệ sĩ Opera của Việt Nam nói chung và VNOB nói riêng, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ chưa có cơ hội được tham gia vở nhạc kịch Trường học tình yêu, được trải nghiệm và thử thách bản thân”.

Còn đạo diễn Beverly Blankenship thì rất vui trước thành quả đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nghệ sĩ của VNOB. Bà chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc khi được quay trở lại Việt Nam để hướng dẫn cho các nghệ sĩ của Nhà hát. Sau những thành công của các vở diễn trước đây, với khả năng và kinh nghiệm, cộng thêm những kỹ năng mới có được tại workshop này, tôi hy vọng VNOB sẽ tiếp tục cho ra mắt khán giả những vở nhạc kịch nổi tiếng trong thời gian tới”.

Là người đưa ra ý tưởng tổ chức workshop này, NSƯT Trần Ly Ly, Q. Giám đốc VNOB, khẳng định “VNOB sẽ tiếp tục sự nghiệp đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và Opera nói riêng tiệm cận ngày càng gần hơn với công chúng. Mà để làm được điều đó, đào tạo kỹ năng và được lắng nghe kinh nghiệm từ các đạo diễn nổi tiếng thế giới là điều cần thiết. Chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức những workshop như thế này không chỉ ở Opera, mà còn cả ở Ballet và dàn nhạc của VNOB”.

Tuyết Hoa

VNOB kết nối mạng nghệ thuật châu lục

Nhằm tìm hiểu thị trường và đẩy mạnh nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế, gần đây, đoàn cán bộ Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) do NSƯT Trần Ly Ly, Q. Giám đốc Nhà hát dẫn đầu, đã tham dự Hội nghị Ủy ban Múa châu Á 2019, tổ chức tại Trung tâm văn hóa châu Á (ACC) – thành phố Gwangju và bước đầu kết nối với các tổ chức quốc tế cũng như các nước trong khu vực và châu lục.

Hội nhập với nghệ thuật múa châu lục

Hội nghị Ủy ban Múa châu Á là một trong những hoạt động rất có ý nghĩa trong việc kết nối, duy trì và phát triển nghệ thuật Múa của châu lục lên tầm cao mới cũng như tạo sự gắn kết giữa các quốc gia châu Á thông qua môn nghệ thuật này. Những hoạt động này trong tương lai sẽ được phát triển tốt hơn nữa và tạo cơ hội để các nước nâng cao bản sắc văn hóa thông qua nghệ thuật múa, từng bước đưa múa truyền thống giao thoa với múa đương đại để hội nhập vào thế giới.

Chủ tịch ACC, ông Lee Jinsik, gặp mặt các đại biểu trước thềm Hội nghị

Hội nghị Ủy ban Múa châu Á (ACC) diễn ra thường niên với khá nhiều hoạt động, trong đó chủ yếu là tổng kết hoạt động của Ủy ban trong năm trước, xem xét về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều trong Điều lệ, trao đổi và thống nhất kế hoạch hoạt động của năm. Tham dự Hội nghị 2019 có 45 đại biểu – đại diện cho các nước Bhutan, Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Việt Nam và nước chủ nhà Hàn Quốc, Viện Văn hóa châu Á đặt tại Hàn Quốc, Trung tâm Văn hóa châu Á. Ngoài ra, còn có đại diện thành phố Gwangju, phóng viên và đại diện các nghệ sĩ tham gia biểu diễn.

Trong năm 2019, ACC đã thành công trong việc hỗ trợ cho 5 biên đạo đến từ Hàn Quốc, Malaysia, Philippines trong một dự án mang tên Choreographer Lab. Theo đó, các biên đạo được hỗ trợ ăn, ở, đi lại, người hướng dẫn để biến ý tưởng của mình thành tác phẩm múa đương đại tại thành phố Gwangju, Hàn Quốc trong thời gian 3 tháng. Toàn bộ 5 tác phẩm đã được trình diễn trong chuỗi sự kiện của Hội nghị lần này.

Về Điều lệ, các thành viên nhất trí sửa đổi một số Điều trong Điều lệ hoạt động của Ủy ban Múa châu Á. Nét sửa đổi đặc biệt nhất tại Hội nghị năm nay là nếu thành viên trong Ủy ban Múa châu Á vắng mặt trong 2 năm liên tục không có lý do thì thành viên đó coi như rút khỏi Ủy ban; ACC sẽ thành lập nhóm Phản ứng nhanh để đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch đạt hiệu quả cao theo đánh giá của các chuyên gia múa châu Á phân tích. Nhiệm kỳ hoạt động của thành viên nhóm này là 2 năm. Nhóm sẽ họp 3 tháng/1 lần. Nhóm sẽ bao gồm nghệ sĩ, các nhà tổ chức festival, các nhà phê bình và đại diện của Viện nghiên cứu văn hóa châu Á.

Tổng kết chương trình showcase tại Hội nghị

Trong kế hoạch hoạt động của năm 2020, Ủy ban Múa châu Á đặc biệt chú trọng vào Hội thảo mang tính học thuật về múa châu Á (Asian Dance Symposium), tiếp tục dự án Choreographer Lab và lần đầu tiên giới thiệu các chương trình của Công ty múa châu Á tại châu Âu.

Sự khởi đầu ấn tượng của VNOB

Trong khuôn khổ chương trình, VNOB đã tham gia tích cực các hoạt động của Hội nghị. Bên cạnh việc được mời chia sẻ kinh nghiệm tổ chức một số sự kiện múa đương đại cùng với Viện Goethe (Đức) và Trung tâm văn hóa Pháp (L’Space), đại diện của Việt Nam đã đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung luật, Điều lệ và xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm 2020.

NSƯT Trần Ly Ly với Giám đốc nghệ thuật Công ty Múa châu Á, Ahn Aesoon

Nhân dịp này, Đoàn đã gặp và làm việc với Giám đốc nghệ thuật của Công ty Múa châu Á, Chủ tịch ACC, đại diện Singapore, Campuchia… để trao đổi về việc tăng cường hợp tác trong thời gian tới và dự kiến phối hợp tổ chức một số sự kiện. Đặc biệt là đại diện của Việt Nam được mời tham gia vào Nhóm Phản ứng Nhanh của Ủy ban Múa châu Á.

Cũng trong Hội nghị này, Chủ tịch ACC và Giám đốc nghệ thuật của Công ty Múa châu Á đề xuất việc Việt Nam và Philippines sẽ đăng cai một Festival múa châu Á (Asian Dance Festival) trong tương lai vì nhận thấy hai nước có đủ điều kiện, đáp ứng được yêu cầu tổ chức sự kiện này.

Tuyết Hoa

Vở ballet kinh điển “??̂̀ ????̂? ???” được mở bán trên VinID

Sau hơn một trăm năm ra đời nhưng tác phẩm Hồ Thiên Nga của Tchaikovsky vẫn luôn là niềm say mê của những ai yêu thích môn nghệ thuật tạo nên từ những bước chân. Đó không chỉ là vở diễn về cổ tích về tình yêu mà còn thể hiện những triết lý nhân sinh và chiều sâu tâm hồn của mỗi người.


Vở ballet Hồ Thiên Nga của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam là sự xen kẽ của những điểm nhấn để tạo nên nét độc đáo riêng. Hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công của Nhà hát và Học viện Múa Việt Nam cùng đóng góp tâm huyết, tình yêu nghệ thuật cho vũ kịch này.

Chung nhịp đập với tác phẩm nghệ thuật, Tonkin Media hân hạnh trở thành đơn đồng hành cho vở diễn Hồ Thiên Nga. Tất cả mong muốn đem đến cho khán giả một bữa tiệc của những bước nhảy mà mỗi khoảnh khắc đều chạm đến những trái tim yêu nghệ thuật.

Hãy một lần thưởng vở ballet diễn kinh điển này bằng cách mua vé trên app VinID:: https://id.vin/Wec
⭐VIP 1: 1,800,000VNĐ/vé
⭐VIP 2: 1,500,000VNĐ/vé
⭐VIP 3: 1,000,000VNĐ/vé

Sau khi mua vé thành công, Vé sẽ được giao đến địa chỉ khách hàng đăng ký trong vòng 5-7 ngày làm việc.

Phí giao nhận vé tận nơi là 33.000 đồng và đã được bao gồm trong giá vé khi mua vé trên VinID. Quý khách không phải trả thêm chi phí nào khi nhận vé.

Tải app VinID và mua vé ngay tại: https://id.vin/Wec

VinID đơn vị phân phối vé chính thức vở Hồ Thiên Nga

* Lưu ý: * Sau khi thanh toán thành công, bạn sẽ nhận được mã vé trong phần ”Vé của tôi” để đổi thành vé cứng – vui lòng bảo mật mã vé của bạn.
* Vé đã mua không hoàn/ hủy hoặc đổi sang loại vé khác.

? Thời gian: 20h00 ngày 04 & 05/12/2019
? Địa điểm: Nhà Hát lớn Hà Nội
? Hotline: 0385659993 / 0944618555

 

 

 

 

Lấy ý kiến Dự thảo Nghị định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn: Thông thoáng, cởi mở hơn trong quản lý

Ngày 29/10, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Nhiều quy định được cho là thông quản, cởi mở, giảm thủ tục hành chính, góp phần quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn hiệu quả hơn.

Cởi mở, thông thoáng trong quản lý

Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động NTBD gồm 6 chương, 38 điều. Trong đó, một số nội dung đã được sửa đổi cho phù hợp với Luật và thực tiễn quản lý chính sách như nội dung quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân hoạt động nghệ thuật biểu diễn; chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; chính sách đối với cá nhân đại diện Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu; chính sách thực thi quyền tác giả trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và phổ biến, lưu hành bản ghi âm, ghi hình tác phẩm các loại hình NTBD.

Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Một số nội dung được sửa đổi cho phù hợp với các luật và thực tiễn quản lý chính sách, gồm thể chế lại quy định cấm bằng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân hoạt động nghệ thuật biểu diễn (NTBD), chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; chính sách đối với cá nhân đại diện Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu; chính sách thực thi quyền tác giả trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và phổ biến, lưu hành bản ghi âm, ghi hình tác phẩm NTBD.

Đáng chú ý, các nghệ sĩ được biểu diễn những tiết mục không vi phạm Điều 4, dự thảo Nghị định như: chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, chủ quyền, xúc phạm vĩ nhân; kích động bạo lực…

Quyền Cục trưởng Cục NTBD Nguyễn Quang Vinh cho biết: “Hiện nay nghệ sĩ chỉ được biểu diễn các bài hát đã được cấp phép phổ biến. Điều này là cần thiết cho công tác quản lý trong giai đoạn vừa qua, nhưng cần thay đổi để thích ứng với xã hội hiện nay, tạo thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, tôn trọng quyền sáng tạo và hưởng thụ tác phẩm nghệ thuật của nhân dân. Ban soạn thảo xác định tác phẩm là sở hữu của cá nhân, quyền công bố thuộc về chủ thể, người dân có quyền sáng tạo và hưởng thụ tác phẩm nghệ thuật. Nếu cho hưởng thụ cái gì công chúng mới được hưởng thụ thì không phù hợp trong điều kiện hiện nay”.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định quy định về hoạt động NTBD sẽ hoàn thiện, bổ sung về chính sách cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là cơ chế, chính sách phục vụ cho phát triển hoạt động sáng tạo nghệ thuật biểu diễn. Hoàn thiện các chính sách trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trực tiếp và đặc biệt qua môi trường mạng đến công chúng trong thời kỳ công nghiệp hóa, đảm bảo sự nghiệp “phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân” được quy định định tại khoản 2 điều 60 Hiến pháp năm 2013. Đây là một trong những nội dung quan trọng cần được tập trung xây dựng để quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông phát biểu tại Hội nghị

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho biết, trong quá trình xây dựng Dự thảo, Bộ VHTTDL nhận thấy, thực tiễn đã phát sinh nhiều chi tiết, nhiều điều khác trước. Chúng tôi với vai trò quản lý ngành đã gặp phải rất nhiều tình huống mà nếu như không có sự nhìn một cách rộng về tương lai cũng như có những dự đoán trước thì các Nghị định rất khó triển khai trong thời gian tới. Về mặt quản lý Nhà nước cần phải điều chỉnh sao cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn được minh bạch, rõ ràng.

Quyền Cục trưởng Cục NTBD Nguyễn Quang Vinh cho biết, dự thảo Nghị định sẽ giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh của các đơn vị nghệ thuật, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực NTBD; Các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia sáng tạo văn học, nghệ thuật phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa dân tộc, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Quyền Cục trưởng Cục NTBD, Dự thảo cũng sẽ tạo lập cơ sở pháp lý hoàn thiện vai trò cơ chế phân cấp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực NTBD. Kế thừa và tiếp tục thực hiện đối với các quy định chung về nội dung chính sách của Nhà nước và hệ thống thiết chế quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đảm bảo nội dung quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Tuân thủ nguyên tác trong xây dựng, ban hành chính sách, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật và trong công tác quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước và nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan quản lý khác nhau trên cơ sở quy định của pháp luật.

Địa phương cần chủ động

Góp ý tại Hội nghị, NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam băn khoăn về quyền tổ chức tham gia biểu diễn nghệ thuật, nên làm rõ , đưa quyền của tổ chức và cá nhân biểu diễn nghệ thuật… Nên nhấn mạnh thành ý khác vì biểu diễn nghệ thuật với thi người đẹp, người mẫu, có thể trình diễn giống nhau nhưng nội hàm của hoạt động khác nhau. Vì vậy nên tách người biểu diễn, quyền biểu diễn nghệ thuật với thi người đẹp người mẫu. NSND Lê Tiến Thọ cũng phân vân, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng khi phát hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật để che dấu vi phạm pháp luật vẫn chưa thực sự rõ ràng. Bởi khi đơn vị biểu diễn xong thì mới có thể phát hiện được. Nếu họ chưa tổ chức thì làm sao để dừng hoạt động biểu diễn mà không phải đền bù thiệt hại. Trong khi chương trình hoàn toàn không vi phạm an ninh quốc phòng, hay bị ảnh hưởng thiên tai địch họa… Điều này phải làm rõ, nếu không sẽ rất phức tạp.

Còn theo ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng phòng biểu diễn nghệ thuật (Sở VHTT Hà Nội), dự thảo Nghị định lần này có nhiều ưu điểm, đã giảm thiểu những thủ tục hành chính. Việc quy định Điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật trong Nghị định (Điều 8), hết sức cần thiết. Bởi trên thực tế, nhiều sự kiện biểu diễn nghệ thuật xảy ra chết người mà không thu hồi được giấy phép kinh doanh. Ông Trực cũng đánh giá, việc quản lý biểu diễn với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam biểu diễn cũng có nhiều thay đổi. Trước kia hai đối tượng này tách riêng, còn theo Dự thảo Nghị định này thì gộp chung. Như vậy là thông thoáng trong việc cấp phép cho các đối tượng này biểu diễn tại Việt Nam .

Tuy nhiên, ông Trực cũng bày tỏ một số ý kiến phân vân như hiện nay có những hồ sơ mà địa phương không cấp phép được như trình diễn thời trang nghệ thuật phun xăm, trình diễn thời trang áo tắm… Theo quy định cũ, nếu xin cấp phép biểu diễn về thời trang thì phải gửi các bộ mẫu thời trang lên trước để duyệt. Hay có những vấn đề đang làm rất chặt nhưng trong Dự thảo không quy định như những bài hát cấp phép cho các nhóm Underground chúng tôi đọc rất kỹ, đây đều là những bài toàn lần đầu tiên biểu diễn…mà không cần duyệt thì khi phổ biến rồi, ai chịu trách nhiệm?

Quyền Cục trưởng Cục NTBD Nguyễn Quang Vinh

Trả lời thắc mắc này, theo Quyền Cục trưởng Nguyễn Quang Vinh cho rằng bản thân mỗi người, mỗi cơ quan phải tự cập nhật thông tin về các bài hát mới lần đầu. Cục NTBD không đủ nhân lực để kịp thời phát hiện. Việc cho địa phương kiểm soát các tác phẩm lần đầu là tốt nhất. Nhưng đối với các đơn vị quản lý, bản thân chúng ta phải thay đổi quan niệm về cái đẹp, nếu không khó tiếp nhận với các sản phẩm có cái mới mà không nguy hại, lớp trẻ thích, một góc cạnh nghệ thuật khác mà ta không thích nhưng giới trẻ thích – tức là chấp nhận thứ không dành riêng cho mình…

Theo kế hoạch, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại phía Nam trong tháng 11 tới./.

Hà An (Theo BVHTTDL)