Về chúng tôi

Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với quy mô lớn và chuyên nghiệp, đứng đầu Việt Nam về biểu diễn nghệ thuật cổ điển. Trên chặng đường lịch sử của mình, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã có nhiều chương trình hợp tác văn hóa với nhiêu quốc gia thông qua các trung tâm và quỹ văn hóa như: Nga, Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Thụy Điển… Nhiều tác phẩm xuất sắc đã ra đời tiêu biểu: vở Nhạc Kịch LuCile, Viên Đạn thần, Thần Vệ nữ, Franxeska Darimimi, Ophee et Eurydiel, Cuộc sống Paris, trường học tình yêu, LaBoheme, Giấc mơ và hiện thực, Người Hà Lan bay, Vũ kịch Mắt phượng hoàng, Romeo và Juliet, Kẹp hạt dẻ, Chim lửa, Trái tim tơ lụa, Mùa xuân thiêng liêng, La Sylphide, Who Care, Câu chuyện miền Tây… Nhiều chương trình giao hưởng thính phòng đã rất thành công và thu hút đông đảo khán giả.

Những năm qua, nhiều nghệ sĩ trẻ của Nhà hát đã được cử đi học tập tại Úc, Pháp, Thụy Điển, Mỹ, tiếp thu được những trào lưu và phong cách mới của nền nghệ thuật đương đại. Dự án nghệ thuật học đường của nhà hát đã và đang thu hút hàng chục nghìn học sinh, sinh viên tham dự và có hiệu quả cao trong việc định hướng thẩm mỹ nghệ thuật với công chúng trẻ cũng như thu hút được giới trẻ đến với các chương trình nghệ thuật đỉnh cao.

IMG_6201

Quá trình hình thành và phát triển

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ HÁT NHẠC VŨ KỊCH VIỆT NAM

  • Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam được thành lập ngày 06/ 8/ 1959 tại khu văn công Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Ngày 6/8/1959 Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia được thành lập có 114 diễn viên
  • Năm 1961 phát triển thành lập thêm Đoàn Hợp Xướng 120 diễn viên với tên gọi Đoàn Giao Hưởng Hợp Xướng Quốc gia Việt Nam.
  • Năm 1964 thành lập thêm Đoàn Múa và tên gọi đầy đủ là Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam.
  • Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành qua các chương trình nghệ thuật của Nhà hát mang đậm chất nghệ thuật hàn lâm Opera và Ballet của thế giới và của Việt Nam với chất lượng nghệ thuật biểu diễn đạt trình độ ngang tầm quốc tế.

ĐỘI NGŨ CÁC THẾ HỆ DIỄN VIÊN TÊN TUỔI 

  • Nhạc sĩ: Chỉ huy NSND Quang Hải, NSND Trọng Bằng, NSND Trần Quý, NSƯT Vũ Lương, NSƯT Đỗ Dũng, NSƯT Nhạc sĩ Phú Quang, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiệp, Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu và một số nhạc sĩ tên tuổi khác.
  • Đạo diễn: NSƯT Văn Hà, NSƯT Võ Bài.
  • Biên đạo: NSND Đoàn Long, NSND Thái Ly, NSND Xuân Định, NSND Công Nhạc, NSND Phạm Anh Phương, NSƯT Trần Ly Ly, NSND Hồng Phong…
  • Các nghệ sĩ nổi tiếng: NSND Bùi Huy Hiếu, NSƯT Trần Mậu. Đặc biệt là lớp nghệ sĩ tiên phong đầu tiên như NSND Bùi Gia Tường, NSND Trung Kiên, NSND Quý Dương, NSƯT Quang Hưng, NSƯT Bích Liên, NSƯT Hoàng My, NSƯT Phan Phúc, NSƯT Ngọc Dậu, Nghệ sĩ Tôn Thất Triêm, NSƯT Mạnh Chung, NSƯT Mạnh Tuấn…
  • Nghệ sĩ độc tấu: NSƯT Khắc Huề, NSƯT Hoàng My – Y Lăng, Nhạc sĩ Phú Quang, NSƯT Ngô Lâm, NSƯT Thăng Long, NSƯT Vành Khuyên, NSƯT Xuân Cường.
  • Nghệ sĩ múa:  NSƯT Hồng Linh, NSND Kim Quy, NSND Hà Thế Dũng, NSƯT Quỳnh Liên, NSƯT Thúy Hạnh, NSƯT Lê An, NSND Kiều Ngân, NSƯT Chúc Quỳnh, NSƯT Lưu Lan, NSƯT Tuyết Dung, NSƯT Hàn Giang, NSƯT Phan Lương, NSƯT Nguyễn Thị Cần, NSƯT Quỳnh Nga.

DANH HIỆU NGHỆ SĨ

  • Nghệ sĩ Nhân dân: 12
  • Nghệ sĩ Ưu tú: 45
  • Thạc sĩ: 04
  • Cử nhân: 87

DANH SÁCH NSƯT ĐANG LÀM VIỆC TẠI VNOB

  1. Trần Ly Ly
  2. Hà Mạnh Chung
  3. Lê Thị Vành Khuyên
  4. Hoàng Xuân Cường
  5. Nguyễn Thị Chúc Quỳnh
  6. Trần Thị Bích Hường
  7. Nguyễn Thị Quỳnh Nga
  8. Nguyễn Thị Cần
  9. Phan Văn Lương
  10. Đàm Hàn Giang
  11. Trần Thị Tuyết Dung
  12. Vũ Mạnh Dũng
  13. Trương Hữu Văn
  14. Lê Tuấn Anh
  15. Bùi Việt An
  16. Nguyễn Thị Thúy Hằng
  17. Mai Thị Như Quỳnh
huan-chuong-lao-dong-nha-hat-nhac-vu-kich-viet-nam
huan-chuong-doc-lap-nha-hat-nhac-vu-kich-viet-nam

Thành tích khen thưởng

  • Huân chương Lao động hạng III năm 1989.
  • Huân chương Lao động hạng II năm 1999.
  • Huân chương Lao động hạng Nhất 2009
  • Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2014
  • Huân chương Lao động hạng II lần thứ 2 năm 2019

Nhiều cán bộ, diễn viên được tặng Bằng khen, Giấy khen, và các danh hiệu cao quý khác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ban, ngành.

Các giai đoạn hình thành và phát triển của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam

Ngày 06/8/1959, Bộ Văn hóa quyết định thành lập Dàn nhạc Giao hưởng đánh dấu sự ra đời của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam sau này.

Ngày 05/6/1961, Dàn hợp xướng được thành lập khẳng định sự quan tâm đặc biệt, tính định hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới bên cạnh việc phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.

Ngày 7/5/1964, Bộ Văn hóa quyết định thành lập Nhà hát Giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình Hòa nhạc Giao hưởng, Hợp xướng biểu diễn độc lập còn có sự phối hợp giữa các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở Nhạc kịch và Vũ kịch.

Dưới sự chỉ đạo của Vụ Văn hóa, Vụ Âm nhạc cũng như sự giúp đỡ của chuyên gia Triều Tiên, dàn nhạc Giao hưởng và Dàn nhạc hợp xướng đã xây dựng các chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, định hướng thẩm mỹ cho đông đảo tầng lớp nhân dân, góp phần khích lệ tinh thần hăng say lao động xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tiêu biểu như những tác phẩm: “Ru con”, “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”, “Du kích sông Thao”, …Vở Nhạc kịch “Cô Sao” của nhạc si Đỗ Nhuận là tác phẩm Nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam được dàn dựng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật. Sau đó, các vở Nhạc kịch “Núi rừng hãy lên tiếng”, “Evghenhin”, “Bên bờ Krông pa”, “Người tạc tượng” và các vở Vũ kịch “Chị Sứ”, “Phá lao” lần lượt ra đời và đều gây được tiếng vang trong và ngoài nước.

Một trong những kỷ niệm sâu đậm nhất với những nghệ sĩ Nhà hát là đêm 10/9/1960 khi dàn nhạc giao hưởng biểu diễn chương trình Đại hội Đảng tại Công viên Bách Thảo, Bác Hồ kính yêu đã đến và đứng trên bục cầm đũa chỉ huy bắt nhịp bài “Kết đoàn là sức mạnh”, biểu dương ý chí triệu người như một quyết tâm giành thắng lợi cuối cùng. Hình ảnh Bác Hồ cầm cây đũa chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng của Nhà hát còn đọng mãi trong ký ức của những nghệ sĩ, cán bộ Nhà hát và khán giả. Đồng thời, nó cũng mang đến giá trị lịch sử và tinh thần, khích lệ sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật của nước nhà.

Vào những năm 1966-1967, khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ lan rộng ra miền Bắc, các đoàn nghệ thuật xung kích, các nghệ sĩ, cán bộ của Nhà hát đã không quản gian khổ, hi sinh, mang lời ca, tiếng hát phục vụ đồng bào, chiến sĩ ở các tỉnh miền Bắc. Với khí thế tất cả cho tiền tuyến, các đoàn nghệ thuật xung kích đã đi sâu vào tuyến lửa Vĩnh Linh. Đi dọc đường Trường Sơn để phục vụ các đơn vị bộ đội và đồng bào. Nhiều nghệ sĩ của Nhà hát đã được Chính phủ trao tặng Huân chương và danh hiệu Anh hùng, nhiều nghệ sĩ đã trưởng thành và được khán giả yêu mến như NSƯT Vũ Lương, Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Văn Hiệp, Trần Quý, Đỗ Dũng, Trọng Bằng, Quang Hải..; Đạo diễn, NSND Văn Hà, Võ Bài, họa sĩ Bùi Huy Hiếu, Trần Mậu, Biên đạo múa Thái Ly, Xuân Định, Đoàn Long, Hồng Linh…; Ca sĩ Quốc Hương, Tân Nhân, Quý Dương, Quang Hưng, Trung Kiên, Ngọc Dậu, Anh Đào, Thúy Hà, Kim Định, Bích Liên, Tâm Trừng, Quốc Trụ…

Giai đoạn này, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với rất nhiều khó khăn và thách thức. Vượt qua những khó khăn chung của đất nước và những khó khăn riêng trong lĩnh vực nghệ thuật như cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu thốn cả về con người và nhạc cụ, khán giả ít…Nhà hát vẫn nỗ lực xây dựng những chương trình nghệ thuật có chất lượng tốt như Nhạc kịch “Tiếng hát Trương Chi”, “Vợ chồng A Phủ” của NSND Đoàn Long, “Huyền thoại mẹ” của Nguyễn Công Nhạc, “Huyền tích Trường Sơn” của NSƯT Bằng Thịnh, chương trình tham gia hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc, chương trình chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…Bên cạnh đó các chương trình ca múa nhạc được dàn dựng và biểu diễn tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định…đều được giới chuyên môn và nhân dân nồng nhiệt chào đón.

Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải. Hòa trong niềm vui của đất nước, Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng, Ca, Vũ Kịch được Bộ Văn hóa giao nhiệm vụ vào Sài Gòn biểu diễn mừng sự kiện trọng đại của đất nước. Những đêm biểu diễn của Nhà hát đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả Sài Gòn.

Năm 1978, Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng, Ca, Vũ, Kịch Việt Nam được đổi tên thành Nhà hát Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Có thể nói đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của Nhà hát. Niềm vui được sáng tạo nghệ thuật, được cống hiến cho nghệ thuật luôn là niềm thôi thúc các nghệ sĩ hăng say luyện tập, xây dựng các chương trình, kịch múa phục vụ khán giả. Các vở Nhạc kịch “Phidelio” của LV. Beethoven, “Tiếng hát xanh” của Nguyễn Đình Tấn, “Ruồi Trâu” của Xpadavecski, “Trương Chi” của An Thuyên được dàn dựng và biểu diễn rất thành công.

Vào những năm 1980, thực hiện hợp tác văn hóa giữa Việt Nam – Liên Xô với sự hỗ trợ hiệu quả của Bộ Văn hóa, nhiều vở Vũ kịch và Nhạc kịch kinh điển nổi tiếng trong kho tàng nghệ thuật thế giới đã được chuyên gia Liên Xô sang dàn dựng và công diễn thành công tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh như Kịch múa “Spatacus”, “Giselle”, “Hồ Thiên Nga”, “Chàng du đãng và cô tiểu thư”, “Faxto” và vở Nhạc kịch kinh điển “Madame Butterfly”…Thông qua đó khẳng định tài năng và tên tuổi của nhiều nghệ sĩ như nghệ sĩ múa Kim Quy, Kiều Ngân, Thế Dũng, Lê Vân, Lê An, Thúy Hạnh, Văn Hải, Anh Quân, Minh Thông, NSƯT Hoàng Hoa, Gia Hội, Gia Khánh…

Đặc biệt vào năm 1985, lần đầu tiên “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên Xô, các nghệ sĩ của Nhà hát đã biểu diễn tại Nhà hát Lớn Moscow và các nước Cộng hòa Moldavia, Uzbekistan, Armenia …đã lôi cuốn chinh phục khán giả Liên Xô bằng chính nghệ thuật bác học kinh điển đỉnh cao của châu Âu.

Năm 1985, trước yêu cầu phát triển của Nghệ thuật Ballet và Opera để đáp ứng với sự hội nhập thế giới và phát triển đất nước, Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam chính thức đổi tên thành Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) với chức năng biểu diễn loại hình nghệ thuật Nhạc kịch và Vũ Kịch.

Giai đoạn này, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với rất nhiều khó khăn và thách thức. Vượt qua những khó khăn chung của đất nước và những khó khăn riêng trong lĩnh vực nghệ thuật như cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu thốn cả về con người và nhạc cụ, khán giả ít…Nhà hát vẫn nỗ lực xây dựng những chương trình nghệ thuật có chất lượng tốt như Nhạc kịch “Tiếng hát Trương Chi”, “Vợ chồng A Phủ” của NSND Đoàn Long, “Huyền thoại mẹ” của Nguyễn Công Nhạc, “Huyền tích Trường Sơn” của NSƯT Bằng Thịnh, chương trình tham gia hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc, chương trình chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…Bên cạnh đó các chương trình ca múa nhạc được dàn dựng và biểu diễn tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định…đều được giới chuyên môn và nhân dân nồng nhiệt chào đón.

Giai đoạn này, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với rất nhiều khó khăn và thách thức. Vượt qua những khó khăn chung của đất nước và những khó khăn riêng trong lĩnh vực nghệ thuật như cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu thốn cả về con người và nhạc cụ, khán giả ít…Nhà hát vẫn nỗ lực xây dựng những chương trình nghệ thuật có chất lượng tốt như Nhạc kịch “Tiếng hát Trương Chi”, “Vợ chồng A Phủ” của NSND Đoàn Long, “Huyền thoại mẹ” của Nguyễn Công Nhạc, “Huyền tích Trường Sơn” của NSƯT Bằng Thịnh, chương trình tham gia hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc, chương trình chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…Bên cạnh đó các chương trình ca múa nhạc được dàn dựng và biểu diễn tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định…đều được giới chuyên môn và nhân dân nồng nhiệt chào đón.

Giai đoạn này, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với rất nhiều khó khăn và thách thức. Vượt qua những khó khăn chung của đất nước và những khó khăn riêng trong lĩnh vực nghệ thuật như cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu thốn cả về con người và nhạc cụ, khán giả ít…Nhà hát vẫn nỗ lực xây dựng những chương trình nghệ thuật có chất lượng tốt như Nhạc kịch “Tiếng hát Trương Chi”, “Vợ chồng A Phủ” của NSND Đoàn Long, “Huyền thoại mẹ” của Nguyễn Công Nhạc, “Huyền tích Trường Sơn” của NSƯT Bằng Thịnh, chương trình tham gia hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc, chương trình chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…Bên cạnh đó các chương trình ca múa nhạc được dàn dựng và biểu diễn tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định…đều được giới chuyên môn và nhân dân nồng nhiệt chào đón.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc trên con đường phát triển loại hình Vũ Kịch, Nhạc kịch và Dàn nhạc Giao hưởng đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Nhà hát luôn chú trọng và tăng cường sự hợp tác với chuyên gia nước ngoài để nâng cao chất lượng nghệ thuật cho từng đêm diễn. Liên tục từ năm 1996 đến nay có rất nhiều biên đạo, chỉ huy, nghệ sĩ nước ngoài đã đến làm việc cùng 3 đoàn chuyên môn của Nhà hát. Sự hợp tác này đã làm phong phú hơn các chương trình nghệ thuật, nâng cao trình độ biểu diễn, trình độ kỹ thuật cho diễn viên. Đồng thời thông qua đó Nhà hát học hỏi được nhiều kinh nghiệm về công tác phát triển nghệ thuật bác học tại Việt Nam, công tác quảng bá hình ảnh, kỹ năng sáng tác các tác phẩm…tiêu biểu như sự hợp tác với L’Espace (Pháp) tại Hà Nội; Quỹ SIDA (Thụy Điển), Viện Goethe (Đức), Biên đạo người Australia, Chery Stock cùng nhiều biên đạo của Anh, Mỹ, Pháp, Nga…Những tác phẩm như  “Em người phụ nữ Việt Nam”, “Qua miền đất lạ”, “Mắt phượng hoàng”, Vở Nhạc kịch  “Lucile”, “Cuộc sống Paris”, “Trường học tình yêu”, “Labohem”, “Giấc mơ và hiện thực”, vở Opera “Người Hà Lan bay”, Vũ kịch “Romeo và Juliet”, “Điệu múa gió mùa”, “Kẹp hạt dẻ”, “Viên đạn thần”, “Orphée et Eurydice”, “Thần Vệ Nữ”, “Franceska Draimimi”, “Chim lửa”, “Trái tim tơ lụa”, “Mùa xuân thiêng liêng”, “La Sylphide”, “Who care”, “Câu chuyện miền Tây” và nhiều chương trình Giao hưởng thính phòng như Carmina Burana, Giao hưởng số 9…chính là kết quả tốt đẹp của sự hợp tác hữu nghị đó.

Bắt nhịp cùng trào lưu của nghệ thuật múa thế giới, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam là một trong những cái nôi tiếp nhận và phát triển múa hiện đại ở Việt Nam. Những năm qua, nhiều nghệ sĩ trẻ của Nhà hát đã được cử đi học tại Pháp, Úc, Thụy Điển, Mỹ…Họ là những nhịp cầu đưa múa hiện đại ngày càng đến gần hơn với công chúng. Bằng tri thức, kinh nghiệm và vốn sống, không ít nghệ sĩ của Nhà hát đã thành công trong xây dựng những tác phẩm múa đương đại mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như tác phẩm “Hồn Trương Chi”, “Nguồn sáng”, “Mùa đom đóm”… Chương trình khám phá âm nhạc của Nhà hát, do quỹ Ford tài trợ, được thực hiện với mục đích tuyên truyền, giới thiệu, giáo dục giới trẻ ở các tỉnh, thành về nhạc giao hưởng, Opera và Ballet. Câu lạc bộ hợp xướng trẻ em VCC do Nhà hát tổ chức đã thu hút 200 em từ cấp I đến cấp III tham gia. Lần đầu tiên, đoàn hợp xướng gồm 36 em do Nhà hát tổ chức, do hai Phó Giám đốc Phạm Hồng Hải và Ngô Thị Kiều Ngân dẫn đầu,  đã được biểu diễn tại 3 bang của nước Mỹ và đạt được thành công rực rỡ.

Những thành công của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam trong giai đoạn này đánh dấu bước phát triển của loại hình nghệ thuật bác học nhạc vũ kịch, có đóng góp nhất định vào quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Dự án nghệ thuật học đường “Khám phá âm nhạc và múa” của Nhà hát thu hút hàng chục nghìn học sinh, sinh viên tham gia được đánh giá là dự án có hiệu quả cao trong việc hướng dẫn thẩm mỹ loại hình nghệ thuật bác học tới khán giả.

Giai đoạn này, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với rất nhiều khó khăn và thách thức. Vượt qua những khó khăn chung của đất nước và những khó khăn riêng trong lĩnh vực nghệ thuật như cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu thốn cả về con người và nhạc cụ, khán giả ít…Nhà hát vẫn nỗ lực xây dựng những chương trình nghệ thuật có chất lượng tốt như Nhạc kịch “Tiếng hát Trương Chi”, “Vợ chồng A Phủ” của NSND Đoàn Long, “Huyền thoại mẹ” của Nguyễn Công Nhạc, “Huyền tích Trường Sơn” của NSƯT Bằng Thịnh, chương trình tham gia hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc, chương trình chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…Bên cạnh đó các chương trình ca múa nhạc được dàn dựng và biểu diễn tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định…đều được giới chuyên môn và nhân dân nồng nhiệt chào đón.

Nếu như giai đoạn trước, Nhà hát nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và các chuyên gia nước ngoài, thì trong thời gian từ năm 2015 đến nay, sự trợ giúp đó đã dần dần mất đi.

Trong khi đó, với sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí, diễn viên có môi trường làm việc rộng hơn, thu nhập tốt hơn. Vì vậy, để duy trì và phát triển nghệ thuật hàn lâm cũng như giữ chân các tài năng ở lại với Nhà hát là một điều không đơn giản. Trong 3 năm từ 2015-2017, tuy có cho ra mắt khán giả một số tác phẩm nổi tiếng như Khoảnh khắc bất tử, Mùa xuân thiêng liêng, Những người đãng trí, Mối tình thành cổ, Les Sylphides, … nhưng là các diễn lại. Các tác phẩm dựng mới chỉ có Yes Yes No No, Lá Đỏ, Carmen Hà Nội, Carmina Burana.

Bước vào giai đoạn từ 2018 đến nay, với làn gió mới đến từ ban lãnh đạo trẻ, đầy nhiệt huyết và có sự am hiểu, cập nhật xu hướng giải trí, Nhà hát đã có sự vươn lên một cách đầy thuyết phục. Nhà hát đã nhận được sự quan tâm của công chúng thông qua việc mở rộng mạng lưới truyền thông và đặt những nền móng đầu tiên cho hoạt động marketing, quan hệ công chúng. Song song với các chương trình hiện đại, được giới trẻ chấp nhận như Đáy mắt, Bolero&Suite en Blanc, Dạ tiệc âm nhạc (Around the world), Rock Symphony, vở Ballet Peter và Chó sói,… Nhà hát vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng cũ, nhưng có thay đổi, xâm nhập vào đời sống hiện tại, nhưng vẫn tôn vinh những giá trị, khí chất của tác phẩm vàng son. Vì vậy, những sản phẩm nghệ thuật đỉnh cao tiếp tục được Nhà hát cho ra mắt công chúng như Chương trình nhạc giao hưởng Khoảnh khắc giao mùa, Bản giao hưởng mùa Hạ, Giai điệu mùa Thu, vở Opera Maria de Buenos Aires, vở Ballet Kẹp hạt dẻ,  vở Opera Lá đỏ, Người tạc tượng, và đặc biệt là vở Ballet Hồ Thiên Nga với đầy đủ 4 màn, được dựng lại sau 35 năm vắng bóng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nhà hát.

Uy tín và thương hiệu Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) đã được xã hội thừa nhận và trân trọng bằng chính những sản phẩm mang thương hiệu nội lực của mình. Vở Ballet Hồ Thiên Nga trở thành một sản phẩm nghệ thuật “bom tấn” khi công diễn 7 đêm trong Nhà hát Lớn với số lượng lên tới hơn 4000 khán giả. Tiếp tục cống hiến cho cộng đồng, VNOB đã đưa Hồ Thiên Nga biểu diễn ngoài trời, tại sân khấu Ecopark với lượng khán giả lên tới trên 1000 và đã nhận được phản ứng tích cực từ công chúng. Hơn thế nữa, lần đầu tiên trong lịch sử, một vở Ballet như Hồ Thiên Nga được bình chọn trong TOP 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam năm 2019.

Nhìn lại chặng đường 60 năm đã đi qua, một chặng đường dài với biết bao gian nan, vất vả. Những thế hệ nghệ sĩ của Nhà hát luôn tiếp nối truyền thống, sát cánh bên nhau, cống hiến cho sự nghiệp văn hóa. Ghi nhận sự cống hiến cho văn hóa nghệ thuật nước nhà đã có nhiều nghệ sĩ của Nhà hát được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Đặc biệt, một số cán bộ, nghệ sĩ của Nhà hát còn được bình chọn những danh hiệu có uy tín lớn ở trong nước và quốc tế như NSƯT Trần Ly Ly được bầu chọn trong TOP 50 Phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn nhất năm 2019 của Tạp chí Forbes, nghệ sĩ Đào Tố Loan được vinh danh trong TOP 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018; nghệ sĩ trẻ Nguyễn Thị Thu Huệ được bình chọn trong TOP 30 nghệ sĩ trẻ dưới 30 tuổi có cống hiến cho đất nước năm 2020…

Với sứ mệnh mới của mình, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã và đang thực hiện những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng cao, để công chúng thưởng thức, hưởng thụ và trông chờ như một món quà tinh thần đầy hấp dẫn.

Cơ cấu tổ chức

Tổng số cán bộ, diễn viên và hợp đồng lao động:

  • Công chức, Viên chức: 125.
  • Hợp đồng lao động và thời vụ: 45
  • Cán bộ, diễn viên, công nhân viên nghỉ hưu: 146 người.
  • Cộng tác viên thường xuyên: 25 người.

Cơ cấu tổ chức:

  • Ban Giám đốc: 03 người
  • Phòng Nghệ thuật: 06 người
  • Phòng Hành chính tổng hợp: 13 người
  • Phòng Tổ chức Biểu diễn: 09 người
  • Đoàn Vũ kịch: 23 người
  • Đoàn Ca kịch: 24 người
  • Đoàn Nhạc kịch: 40 người

BAN LÃNH ĐẠO

Ban lãnh đạo Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam qua các thời kỳ

Từ năm 1959-1965:

GĐ Dương Quang Thiện

PGĐ Nguyễn Hữu Hiếu

PGĐ Văn Đông

Từ năm 1965-1970 :

GĐ Phạm Ngọc Lê

PGĐ Mai Văn Chung

PGĐ Lương Văn Trọng

Từ năm1971-1975:

GĐ Quang Hải

PGĐ Cao Bá Cương

PGĐ Phạm Phúc Minh

PGĐ Phan Tất Thông

Từ năm 1976-1978:

GĐ Phạm Phúc Minh

PGĐ Nguyễn Trọng Bằng

Từ năm 1978-1980:

GĐ Phạm Ngọc Lê

PGĐ Phan Tất Thông

PGĐ Cao Bá Cương

PGĐ Đỗ Dũng

Từ năm 1980-1989:

GĐ Đoàn Long

PGĐ Lê Văn Hà

PGĐ Phạm Quý Dương

PGĐ Nguyễn Quang Giáp

Từ năm 1990-1991:

GĐ Nguyễn Trung Kiên

PGĐ Hoàng Xuân Nam

Từ năm 1992-1994:

GĐ Bùi Gia Tường

PGĐ Hoàng Xuân Nam
PGĐ Nguyễn Công Nhạc

Từ năm 1994-1997:

GĐ Phạm Quý Dương

PGĐ Hoàng Xuân Nam

PGĐ Nguyễn Công Nhạc

Từ năm 1998-2007:

GĐ Nguyễn Công Nhạc

PGĐ Hoàng Đình Bắc

PGĐ Phạm Anh Phương

 Từ năm 2009-2017:

GĐ Phạm Anh Phương

PGĐ Phạm Hồng Hải

PGĐ Ngô Thị Kiều Ngân

PGĐ Hà Mạnh Chung

Từ 3/2018-2/2022

 

 

Từ 10/2022 – nay

GĐ Trần Ly Ly

 

 

GĐ Phan Mạnh Đức

PGĐ Đỗ Hoàng Phương

PGĐ Phan Mạnh Đức

PGĐ Lê Tuấn Anh (từ 2020)

PGĐ Đỗ Hoàng Phương

PGĐ Lê Tuấn Anh

NSND Phạm Anh Phương Giám đốc nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam
NSND-Nguyen-Cong-Nhac-Nha-hat-ca-vu-kich-Viet-Nam